Lợi nhuận sau thuế là mục quan trọng trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đây được xem là thước đo tài chính cho thấy công ty có đang hoạt động hiệu quả hay không đồng thời là chỉ số quan trọng mà nhà đầu tư quan tâm khi phân tích báo cáo tài chính. Vậy lợi nhuận sau thuế là gì? Công thức và cách tính lợi nhuận sau thuế như thế nào? Cùng TIM SEN tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây!
Thế nào là lợi nhuận sau thuế?
Lợi nhuận sau thuế – Profit after tax (còn được gọi là lợi nhuận ròng hay lãi ròng) là khoản lợi nhuận cuối cùng của một doanh nghiệp sau khi đã trừ đi tất cả chi phí và khoản thuế thu nhập phải nộp theo quy định. Đây được xem là thước đo tài chính quan trọng để đánh giá một doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả hay không. Cụ thể hơn là đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.
Sau mỗi năm hoạt động, doanh nghiệp phải thực hiện công tác quyết toán thuế để thống kê và chốt lại khoản thuế doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước. Dựa trên khoản thuế phải nộp, tổng doanh thu và tổng chi phí, ta có thể áp dụng công thức lợi nhuận sau thuế dễ dàng.
Khoản lợi nhuận cuối cùng sẽ được dùng để chia cho các cổ đông (dưới dạng cổ tức), tái đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư cho các dự án tiềm năng trong tương lai. Ngoài ra còn dùng để trích quỹ dự phòng, trích khen thưởng, trích quỹ phúc lợi,… Trường hợp doanh nghiệp không chia phần cổ tức, không trích quỹ cho các hoạt động thì lợi nhuận cuối cùng được xem là lợi nhuận ròng chưa phân phối và được cộng dồn vào kỳ tiếp theo.
Ý nghĩa của lợi nhuận sau thuế đối với doanh nghiệp
Việc xác định lợi nhuận ròng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Cụ thể, ý nghĩa của lợi nhuận ròng như sau:
Giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt tình hình kinh doanh
Lợi nhuận sau thuế là thước đo giúp xác định tình trạng hoạt động của doanh nghiệp. Nếu lãi ròng dương, chứng tỏ công ty kinh doanh có lãi. Con số này càng cao thì khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng càng lớn. Ngược lại, nếu con số này là âm và có dấu hiệu giảm sút dần, có thể thấy doanh nghiệp đang kinh doanh thua lỗ và kém hiệu quả.
Khi tính lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp cũng đánh giá được khả năng kiểm soát chi phí. Nếu tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu càng cao thì doanh nghiệp càng có nhiều khả năng chuyển doanh thu thành lợi nhuận.
Lợi nhuận ròng (PAT) cũng được xem là chỉ số định giá có ảnh hưởng đến sự thay đổi của giá cổ phiếu. Tăng trưởng lợi nhuận tốt giúp tăng giá cổ phiếu và ngược lại. Dựa vào tỷ suất lợi nhuận ròng, các nhà đầu tư có thể xác định được khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp có biến động theo thời gian hay không.
Hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu
Lợi nhuận ròng tăng liên tục là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động rất hiệu quả. Ngoài ra, khi so sánh lợi nhuận ròng với con số trung bình trên thị trường, doanh nghiệp có thể xác định rõ ràng hơn vị thế của mình. Đồng thời dựa vào đó để thực hiện các hoạt động nghiên cứu và đưa ra chiến lược kinh doanh tiếp theo trong tương lai.
Giúp chủ doanh nghiệp có thể vay vốn
Doanh nghiệp khi muốn thu hút nguồn vốn đầu tư hay vay tiền từ ngân hàng phải chứng minh được khả năng tài chính. Và lợi nhuận sau thuế chính là bằng chứng tốt nhất cho thấy doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả. Lợi nhuận ròng càng cao thì doanh nghiệp càng dễ tiến hành huy động vốn từ các nguồn lực bên ngoài.
Hướng dẫn cách tính lợi nhuận sau thuế
Hiểu được ý nghĩa của lợi nhuận ròng đối với hoạt động của doanh nghiệp, phần này TIM SEN tiếp tục tổng hợp thông tin liên quan đến cách tính lợi nhuận sau thuế mà doanh nghiệp có thể áp dụng.
Vậy lợi nhuận sau thuế tính như thế nào? Công thức lợi nhuận sau thuế như sau:
Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí – Thuế TNDN |
Trong đó:
- Tổng doanh thu: là toàn bộ phần doanh thu có được từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ trong vòng 1 năm tài chính của doanh nghiệp. Được tính bằng cách lấy tổng lượng hàng hóa và dịch vụ đã bán nhân với giá bán hàng hóa/dịch vụ.
- Tổng chi phí: là khoản tiền mà doanh nghiệp đã chi trả để thực hiện hoạt động sản xuất – kinh doanh, được tính bằng tổng các chi phí: chi phí sản xuất – kinh doanh, chi phí tài chính và các chi phí phát sinh khác.
- Chi phí sản xuất – kinh doanh bao gồm: giá nguyên vật liệu, chi phí thuê mặt bằng, thuê kho bãi, tiền thuê nhà, chi phí thuê lao động,…
- Chi phí tài chính bao gồm: lãi vay, chiết khấu thanh toán cho khách hàng, khoản lỗ do thanh lý, lỗ tỷ giá hối đoái,…
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN): là loại thuế trực thu của nhà nước, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Bao gồm: thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa/dịch vụ, các khoản thu nhập khác theo quy định. Theo quy định tại Điều 10, Luật Thuế TNDN, khoản thuế thu nhập doanh nghiệp thường là 20% (trừ một vài trường hợp được ưu đãi về thuế).
Ví dụ: Công ty A có doanh thu là 3 tỷ đồng/tháng. Tổng chi phí cho hoạt động sản xuất – kinh doanh là 500 triệu đồng. Thuế suất áp dụng với doanh nghiệp A là 20%. Như vậy, khi áp dụng cách tính lợi nhuận sau thuế ta có:
Lợi nhuận sau thuế = 3.000.000.000 – 500.000.000 – (20%*3.000.000.000) = 1.900.000.000 (đồng)
Như vậy, có thể thấy tổng chi phí và thuế TNDN sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng. Nếu giảm chi phí và thuế TNDN xuống thấp, đồng nghĩa với việc lợi nhuận ròng cũng sẽ tăng lên và ngược lại.
Ngoài ra, còn một cách tính lợi nhuận ròng được nhiều doanh nghiệp áp dụng như sau:
Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – (30% Chi phí + 10%VAT) – 20% Thuế TNDN |
Những yếu tố chính ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
Dựa trên công thức lợi nhuận trước thuế, ta có thể xác định các yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp gồm 3 yếu tố: chi phí vận hành doanh nghiệp, giá gốc sản phẩm và thuế TNDN.
Chi phí vận hành doanh nghiệp
Chi phí vận hành doanh nghiệp càng thấp thì lợi nhuận ròng càng cao và ngược lại. Do vậy, doanh nghiệp cần cắt giảm tối đa chi phí để từ đó tối đa hóa lợi nhuận. Mức chi tiêu tối đa của doanh nghiệp trong một tháng chỉ nên chiếm 30% tổng doanh thu.
Mức giá gốc của sản phẩm
Giá gốc sản phẩm là yếu tố tác động đến doanh thu bán hàng của sản phẩm. Giá gốc của sản phẩm càng thấp thì lợi nhuận ròng cũng càng cao. Để đạt được hiệu quả như vậy, doanh nghiệp nên tìm kiếm đa dạng các nguồn khác nhau để có được mức giá tốt nhất. Song song với đó vẫn phải đảm bảo chất lượng hàng hóa ổn định, như vậy mới đảm bảo được uy tín của doanh nghiệp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp được quy định bởi Nhà nước, không thể tăng hay giảm tùy ý. Do vậy, doanh nghiệp không thể tác động làm thay đổi mức thuế TNDN. Thay vào đó có một vài cách để tăng lợi nhuận như sau:
- Mở rộng quy mô hoạt động;
- Tăng số giờ làm việc;
- Nâng cao năng lực sản xuất;
- Tăng giá thành sản phẩm;
- …
Lời kết
Bài viết trên đây của TIM SEN đã tổng hợp những thông tin hữu ích giúp bạn nắm rõ khái niệm lợi nhuận sau thuế là gì, ý nghĩa của thước đo này đối với mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra, cách tính lợi nhuận sau thuế cũng là bước quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm để xác định doanh nghiệp của mình có đang hoạt động hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất!