Thuế được xem là khoản tài chính bắt buộc mà cá nhân hoặc doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp cho nhà nước theo quy định của Pháp luật. Trong đó, thuế nhà thầu là khoản phí mà doanh nghiệp cần hết sức lưu ý. Vậy thuế nhà thầu là gì? Cách tính như thế nào? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này!
Khái niệm thuế nhà thầu
Trả lời cho câu hỏi: “Thuế nhà thầu là gì?” hay “Thuế FCT là gì?” rất đơn giản. Đây là khoản thuế mà các cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam phải chi trả. Khoản tài chính này được tính dựa trên mức thu nhập trong quá trình cung ứng dịch vụ hay hàng hóa.
Đối tượng chịu thuế và được miễn thuế nhà thầu
Sau khi tìm hiểu khái niệm “Thuế nhà thầu là gì?”, bạn cần nắm rõ các đối tượng chịu và miễn thuế để thực hiện đúng nghĩa vụ.
Đối tượng chịu thuế
Những doanh nghiệp hoặc cá nhân đang kinh doanh tại Việt Nam cần lưu ý một số đối tượng phải nộp thuế nhà thầu như sau:
- Doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài có phát sinh thu nhập tại Việt Nam dựa trên hợp đồng, thỏa thuận, cam kết.
- Người nước ngoài có phát sinh thu nhập tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài phân phối hàng hóa theo Điều khoản Quốc tế chịu rủi ro hàng hóa đang kinh doanh tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp, cá nhân đứng tên nước ngoài có đàm phán, ký kết hợp đồng hoạt động tại Việt Nam.
Đối tượng miễn thuế
Ngoài việc tìm hiểu thuế nhà thầu là gì và các đối tượng chịu thuế, bạn cũng nên lưu ý một số đối tượng miễn thuế sau đây để lựa chọn và định hướng kế hoạch kinh doanh sao cho phù hợp:
- Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh theo hình thức đào tạo (trừ đào tạo trực tuyến).
- Sản phẩm, hàng hóa không đi kèm các dịch vụ.
- Môi giới bán, cung cấp hàng hóa sang nước ngoài.
- Cá nhân, tổ chức nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của Luật dầu khí, Luật đầu tư.
- Cá nhân, tổ chức kinh doanh nước ngoài sử dụng kho hàng nhằm mục đích hỗ trợ vận tải quốc tế.’
- Cá nhân, tổ chức kinh doanh theo hình thức sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.
Thuế nhà thầu được tính như thế nào?
Mặc dù đã nắm rõ khái niệm “Thuế nhà thầu là gì?” nhưng bạn cần hiểu và ứng dụng được cách tính thuế dưới đây để thực hiện đúng nghĩa vụ và lên kế hoạch tài chính hợp lý cho doanh nghiệp.
Tính thuế GTGT nhà thầu
Công tính thức thuế GTGT của cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được xác định như sau:
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu thuế GTGT x Tỷ lệ % thuế GTGT
Như vậy, để tính thuế GTGT phải nộp, bạn cần xác định rõ doanh thu tính thuế GTGT và tỷ lệ % thuế GTGT.
Doanh thu thuế GTGT được xem là toàn bộ khoản thu mà cá nhân hoặc doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam nhận được thông qua việc bán hàng, cung cấp dịch vụ. Trong đó, công thức doanh thu tính thuế GTGT được tính như sau:
Doanh thu tính thuế = Doanh thu chưa bao gồm thuế : ( 1 – tỷ lệ % thuế GTGT)
Tỷ lệ % thuế GTGT trong Thuế nhà thầu là gì? Tỷ lệ này được xác định dựa trên sản phẩm, dịch vụ và hình thức kinh doanh của mỗi cá nhân, doanh nghiệp . Cụ thể, tỷ lệ % thuế được ấn định như sau:
- Dịch vụ cho thuê máy móc xây dựng, bảo hiểm (không bao thầu nguyên vật liệu) có tỷ lệ thuế là 5%.
- Dịch vụ sản xuất, vận tải (bao thầu máy móc, nguyên vật liệu) có tỷ lệ thuế là 3%.
- Các hoạt động kinh doanh khác có tỷ lệ thuế là 2%.
Tính thuế TNDN nhà thầu
Nếu chỉ hiểu thuế nhà thầu là gì nhưng lại không biết cách tính hẳn bạn sẽ rất khó khăn trong việc quản lý tài chính. Hãy cùng xem qua công thức tính thuế TNDN dưới đây!
Thuế TNDN phải nộp = Doanh thu thuế TNDN x Tỷ lệ % thuế TNDN
Trong đó, công thức doanh thu thuế TNDN được tính tương tự như thuế GTGT như sau:
Doanh thu tính thuế = Doanh thu chưa bao gồm thuế : ( 1 – tỷ lệ % thuế TNDN)
Cách tính thuế nhà thầu là gì? Bạn chỉ có thể trả lời câu hỏi này nếu xác định đúng tỷ lệ % thuế. Cụ thể, Điều khoản về tỷ lệ thuế TNDN đa dạng hơn so với thuế GTGT và được xác định như sau:
- Ngành thương mại kinh doanh hàng hóa, nguyên liệu vật tư, máy móc hoặc các mặt hàng thiết bị gắn với dịch vụ tại Việt Nam có tỷ lệ % thuế là 1%.
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ cho thuê thiết bị, máy móc giàn khoan hoặc lãi vay có tỷ lệ % thuế là 5%.
- Doanh nghiệp, đơn vị cho thuê máy bay, tàu bay, tàu biển, ngành xây dựng, lắp đặt và ngành sản xuất, vận chuyển có tỷ lệ % thuế là 2%.
- Ngành chứng khoán, tái bảo hiểm nước ngoài, chứng chỉ tiền gửi có tỷ lệ % thuế là 0.1%.
- Ngành thu nhập bản quyền có tỷ lệ thuế là 10%.
Tính thuế nhà thầu theo giá NET và Gross
Ngoài việc tìm hiểu cách tình thuế nhà thầu là gì, bạn cần nắm rõ cách tính thuế theo giá NET và Gross để thực hiện các biện pháp quản lý tài chính dễ dàng hơn:
Tính thuế nhà thầu theo giá NET
Nếu hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu nước ngoài hoặc hợp đồng nhà thầu phụ nhận được không bao gồm phần thuế TNDN thì doanh thu thuế được xác định theo công thức như sau:
Doanh thu tính thuế = Doanh thu chưa bao gồm thuế : (1 – tỷ lệ % thuế TNDN)
Nếu hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu nước ngoài hoặc hợp đồng nhà thầu phụ nhận được không bao gồm phần thuế GTGT thì doanh thu tính thuế được xác định theo công thức như sau:
Doanh thu tính thuế = Doanh thu chưa bao gồm thuế : (1 – tỷ lệ % thuế GTGT)
Tính thuế nhà thầu theo giá Gross
Nếu không biết cách tính thuế nhà thầu là gì thì bạn khó hiểu được khái niệm của loại thuế này một cách trọn vẹn. Thuế nhà thầu theo Gross được tính bằng 2 công thức như sau:
Thuế GTGT = Giá trị hợp đồng x Tỷ lệ % thuế GTGT
Thuế TNDN = (Giá trị hợp đồng – thuế GTGT) x Tỷ lệ % thuế TNDN
Các phương pháp nộp thuế đối với nhà thầu nước ngoài
Giải quyết được bài toán thuế nhà thầu là gì, bạn đã nắm được 80% những thông tin về loại thuế này. Phần còn lại là cách nộp và lệ phí khi thực hiện thuế nhà thầu. Để nộp thuế, bạn có thể sử dụng 3 phương pháp sau đây:
Phương pháp khấu trừ
Ở phương pháp này, bạn sẽ đăng ký kê khai trước khi nộp thuế. Sau đó, bạn cần thông báo dưới hình thức văn bản cho cơ quan địa phương về việc nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
Để áp dụng phương pháp này, cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh phải thỏa mãn 4 điều kiện sau đây:
- Đối tượng có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam.
- Thời hạn kinh doanh phải dựa trên hợp đồng nhà thầu.
- Hợp đồng nhà thầu phụ phải có thời hạn từ 183 ngày trở lên.
- Cá nhân, đơn vị kinh doanh áp dụng kế toán Việt Nam và hoàn tất giấy đăng ký thuế.
Phương pháp ấn định tỷ lệ
Trả lời cho câu hỏi: “Phương pháp ấn định tỷ lệ khi nộp thuế nhà thầu là gì?” rất đơn giản. Ở phương pháp này, bạn không cần phải nộp tờ khai thuế GTGT hay TNDN. Thay vào đó, 2 loại thuế này sẽ được khấu trừ trực tiếp theo đúng tỷ lệ dựa trên tổng doanh thu.
Phương pháp hỗn hợp
Phương pháp này cho phép đăng ký thuế GTGT ở tương tự như hình thức khấu trừ và thực hiện nộp thuế theo ấn định tỷ lệ dựa trên tổng doanh thu thuế. Trong đó, các tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào hoạt động của doanh nghiệp.
Thuế nhà thầu cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam
Đối với các cá nhân kinh doanh tại Việt Nam, phần thuế phải nộp được tính với công thức tương tự như thuế GTGT và thuế TNDN. Tuy nhiên, tỷ lệ % thuế có phần thay đổi. Cụ thể, tỷ lệ này được xác định như sau:
- Đối với cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam, tỷ lệ thuế trên doanh thu là 2%.
- Đối với cá nhân nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, tỷ lệ thuế trên doanh thu là 5%.
Các mốc thời gian và lệ phí khi thực hiện thuế nhà thầu
Các mốc thời gian khi thực hiện thuế nhà thầu là gì? Để trả lời cho câu hỏi này, bạn chỉ cần nhớ 2 điều như sau:
- Thời gian người nộp thuế thực hiện các thủ tục giấy tờ là 20 ngày tính từ ngày ký hợp đồng.
- Thời hạn mà nhà thầu nhận được mã số thuế không quá 3 ngày tính từ lúc hoàn tất thủ tục hồ sơ.
Ngoài ra, đối với các lệ phí thuế, nhà thầu sẽ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của Pháp luật.
Như vậy, câu hỏi “Thuế nhà thầu là gì?” đã được giải quyết. Bên cạnh đó, bạn cần hiểu rõ những quy định về đối tượng, cách tính và thời gian nộp thuế để thực hiện đúng nghĩa phụ và dễ dàng trong việc quản lý tài chính. Việc xác định và thực hiện thủ tục sẽ rất khó khăn và đòi hỏi mất nhiều thời gian. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể liên hệ ngay đến Tim Sen, đơn vị uy tín cung cấp các dịch vụ kế toán được nhiều người tin tưởng nhất để kiểm tra, đánh giá, thực hiện thủ tục nhanh chóng.
Xem thêm các bài viết khác:
=>> Dịch vụ làm báo cáo thuế hàng tháng
=>> Hướng dẫn cách làm báo cáo thuế theo quý cho cơ quan thuế