Báo cáo tài chính là gì? Cách đọc báo cáo tài chính chính xác

Báo cáo tài chính là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp theo dõi và đánh giá tình hình tài chính, được coi như “trợ lý đắc lực” trong quá trình quản lý tài chính doanh nghiệp. Vậy báo cáo tài chính gồm những gì? Cách lập và đọc báo cáo tài chính hiệu quả như thế nào? Cùng Công ty Tim Sen khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây!

bao cao tai chinh 1 - Báo cáo tài chính là gì? Cách đọc báo cáo tài chính chính xác

Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật kế toán 2015, báo cáo tài chính (BCTC) là các thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán sẽ trình bày theo biểu mẫu, các bảng biểu, sơ đồ để mô tả thông tin về tình hình kinh doanh, các dòng tiền của doanh nghiệp.

BCTC được áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp BCTC đúng thời hạn, chính xác theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.

Báo cáo tài chính gồm những gì?

Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một phần quan trọng trong báo cáo tài chính, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể. 

bang can doi ke toan moi nhat nam 2025 1 e1737307171379 - Báo cáo tài chính là gì? Cách đọc báo cáo tài chính chính xác
Bảng cân đối kế toán mới nhất năm 2025

Tài sản bao gồm:

  • Tiền hoặc khoản tương đương với tiền
  • Tài sản cố định, hàng tồn kho
  • Các khoản phải thu, các khoản đầu tư tài chính
  • Các khoản bất động sản đầu tư
  • Chi phí xây dựng cơ bản đang dở dang
  • Các tài sản khác

Nợ phải trả gồm:

  • Nợ phải trả cho người bán, tiền lương cho người lao động
  • Người mua trả tiền trước, khoản cần trả cho nội bộ về vốn kinh doanh
  • Khoản phải nộp cho Nhà nước
  • Quỹ khen thưởng phúc lợi, khoản tiền dự phòng phải trả
  • Khoản phải trả khác

Nguồn vốn:

  • Vốn của chủ sở hữu
  • Nguồn kinh phí và các loại quỹ khác

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 

Báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.

  • Doanh thu/ doanh thu thuần của việc bán hàng, cung cấp dịch vụ
  • Lợi nhuận/ lợi nhuận gộp của việc bán hàng, cung cấp dịch vụ
  • Lợi nhuận thuần của hợp đồng kinh doanh
  • Chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Giá vốn hàng hóa
  • Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
  • Chi phí thuế TNDN hiện hành
  • Chi phí thuế TNDN hoãn lại
  • Lợi nhuận sau thuế TNDN
  • Lãi cơ bản dựa trên cổ phiếu, lãi suy giảm trên cổ phiếu
  • Thu nhập khác, chi phí khác, lợi nhuận khác
bao cao ket qua kinh doanh moi nhat - Báo cáo tài chính là gì? Cách đọc báo cáo tài chính chính xác
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mới nhất

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ghi nhận dòng tiền ra vào của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán, chia theo ba hoạt động: kinh doanh, đầu tư, và tài chính.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được xem là công cụ đánh giá khả năng thanh toán và quản lý dòng tiền. Nhiều doanh nghiệp có doanh thu cao nhưng dòng tiền yếu do khách hàng nợ chưa thanh toán, dẫn đến khó khăn trong điều tiết vốn, tăng chi phí dự phòng, và ảnh hưởng đến các kế hoạch đầu tư ngắn hạn lẫn dài hạn.

bang bao cao luu chuyen tien te theo quy dinh - Báo cáo tài chính là gì? Cách đọc báo cáo tài chính chính xác
Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo quy định

Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

Bản thuyết minh báo cáo tài chính giải thích chi tiết số liệu trong báo cáo tài chính, làm rõ tình hình tài chính và kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Tài liệu này hỗ trợ cơ quan thuế, nhà đầu tư và ban quản lý đưa ra các quyết định chiến lược.

Nội dung chính bao gồm:

  • Chế độ và hình thức kế toán áp dụng.
  • Nguyên tắc ghi nhận, phương pháp tính giá, hạch toán hàng tồn kho.
  • Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.
ban thuyet minh bao cao tai chinh - Báo cáo tài chính là gì? Cách đọc báo cáo tài chính chính xác
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

Thời gian phải nộp BCTC là khi nào?

Căn cứ vào khoản 3 điều 29 luật kế toán 2015, thời hạn nộp BCTC chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.

Ví dụ minh họa: Thời hạn bộ nộp báo cáo tài chính năm 2019 chậm nhất sẽ là ngày 31/03/2020. Thời hạn nộp báo cáo tài chính cũng chính là thời gian mà doanh nghiệp nộp tiền thuế thu nhập.

Theo Công văn 4132/TCT-CS, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế của doanh nghiệp trong việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45, kể từ khi có quyết định thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chuyển đổi hình thức sở hữu giải thể, chấm dứt hoạt động.

bao cao tai chinh 2 - Báo cáo tài chính là gì? Cách đọc báo cáo tài chính chính xác

Thời gian nộp BCTC bao lâu?

Phân loại báo cáo tài chính

Hiện nay, BCTC được chia thành 2 loại: báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo tài chính hợp nhất.

Báo cáo tài chính tổng hợp

Hình thức và nội dung trình bày, thời hạn lập, nộp và công khai BCTC tổng hợp được thực hiện theo quy định tại thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán số 21 “trình bày báo cáo tài chính” và chuẩn mực kế toán số 25 “BCTC hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”.

1/Đối với công ty mẹ và tập đoàn, khi vừa phải lập BCTC tổng hợp vừa lập BCTC hợp nhất thì phải lập BCTC tổng hợp trước.

2/Tổng hợp theo loại hình hoạt động: Sản xuất và kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) hoặc sự nghiệp, sau đó mới lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất giữa các loại hình hoạt động.

3/Trong khi lập BCTC tổng hợp giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh (SXKD) đã có thể phải thực hiện các quy định về hợp nhất BCTC.

bao cao tai chinh 3 - Báo cáo tài chính là gì? Cách đọc báo cáo tài chính chính xác

BCTC tổng hợp

Báo cáo tài chính hợp nhất

Theo quy định tại khoản 1 Điều 191 Luật doanh nghiệp 2014, đối với nhóm công ty con, công ty mẹ vào thời điểm kết thúc năm tài chính, ngoài báo cáo và tài liệu theo quy định của pháp luật, thì công ty con, công ty mẹ còn phải lập các báo cáo sau đây:

1/ BCTC hợp nhất của công ty mẹ theo quy định của pháp luật về kế toán.

2) Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh (KQKD) hằng năm của công ty con và công ty mẹ.

3) Báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của công ty con và công ty mẹ.

Tuy nhiên, đối với trường hợp các doanh nghiệp trong mô hình nhóm công ty không phải là công ty mẹ thì không cần phải lập BCTC hợp nhất theo pháp luật về kế toán.

bao cao tai chinh 4 - Báo cáo tài chính là gì? Cách đọc báo cáo tài chính chính xác

BCTC hợp nhất

Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách lập báo cáo tài chính, giúp doanh nghiệp thực hiện đúng theo quy định pháp luật Việt Nam.

Một bộ báo cáo tài chính gồm những giấy tờ gì?

BCTC nộp cơ quan nhà nước bao gồm những giấy tờ sau đây, doanh nghiệp cần lưu ý

Các tờ khai quyết toán thuế bao gồm

  • Tờ khai quyết toán thuế thu nhập của công ty/doanh nghiệp.
  • Tờ khai quyết toán thuế thu nhập của cá nhân.

Báo cáo tài chính:

  • Bảng cân đối kế toán (dựa theo mẫu số B01-DN).
  • Bảng kết quả hoạt động kinh doanh (dựa theo mẫu số B02-DN).
  • Bảng lưu chuyển tiền tệ (dựa theo mẫu số B03-DN).
  • Bảng thuyết minh báo cáo tài chính (dựa theo mẫu số B09-DN).

Yêu cầu và nguyên tắc lập báo cáo tài chính

Một số yêu cầu và nguyên tắc cần tuân thủ khi lập BCTC bao gồm:

Yêu cầu khi lập báo cáo

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 “trình bày báo cáo tài chính”, khi lập BCTC cần tuân thủ những yêu cầu sau đây:

1/ Trình bày BCTC phải chính xác, trung thực, hợp lý tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

2/ BCTC phải phản ánh đúng bản chất kinh tế hơn là hình thức hợp pháp.

3/ Trình bày BCTC một cách khách quan và không thiên vị.

4/ BCTC phải tuân thủ nguyên tắc thận trọng.

5/ BCTC phải trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. 

Nguyên tắc

Theo quy định tạiĐiều 102 Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi lập BCTC các nguyên tắc phải tuân thủ các yêu cầu sau:

1/Nguyên tắc hoạt động liên tục.

2/Nguyên tắc cơ sở dồn tích.

3/Nguyên tắc nhất quán.

4/Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp.

5/Nguyên tắc bù trừ.

6/Nguyên tắc có thể so sánh.

>> Xem thêm: Một số quy định về thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Quy trình lập báo cáo tài chính chính xác, chi tiết

Khi lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần tuân thủ các bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Kiểm tra chứng từ

Tập hợp những loại chứng từ phát sinh trong năm tài chính, kiểm tra đối chiếu chứng từ tập hợp được với báo cáo thuế đã kê khai định kỳ đã nộp cho cơ quan thuế. 

Do có sự thay đổi về tài khoản giữa thông tư 200/2014/TT-BTC với Quyết định 15/2006/QĐ-BTC nên sẽ có sự chuyển đổi số dư theo hướng dẫn tại điều 126 của thông tư 200/2014/TT-BTC.

bao cao tai chinh 5 - Báo cáo tài chính là gì? Cách đọc báo cáo tài chính chính xác

Kiểm tra chứng từ cẩn thận

>>> Xem thêm: Một số cách xử lý hóa đơn viết sai số tiền

Bước 2: Hạch toán nghiệp vụ phát sinh

Để đảm bảo việc hạch toán chứng từ hàng tháng chính xác và tuân thủ quy định, doanh nghiệp cần rà soát và phân biệt rõ các bút toán theo các mục sau:

  • Về doanh thu cần phải phân biệt rõ doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác. 
  • Về chi phí cần phân biệt và ghi đúng vào các khoản mục giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí khác.

Bước 3: Phân loại tài sản và nợ phải trả 

Tài sản và nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán phải được phân loại thành ngắn hạn và dài hạn theo thời gian đáo hạn theo đúng quy định pháp lý.

  • Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn dưới 12 tháng được phân loại là ngắn hạn. 
  • Tài sản hoặc nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn.

Việc phân loại này giúp doanh nghiệp quản lý chính xác các khoản mục tài chính, đồng thời hỗ trợ trong việc ra quyết định tài chính và lập kế hoạch quản lý vốn hiệu quả.

Bước 4: Bảng thuyết minh BCTC

Bảng thuyết minh BCTC của doanh nghiệp phải trình bày đầy đủ những nội dung về cơ sở lập, trình bày BCTC, các chính sách kế toán cụ thể và áp dụng đối với giao dịch và sự kiện quan trọng. Trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính (BCTC), doanh nghiệp cần trình bày các thông tin mà các chuẩn mực kế toán yêu cầu nhưng chưa được thể hiện đầy đủ trong các phần khác của báo cáo tài chính.

bao cao tai chinh 6 - Báo cáo tài chính là gì? Cách đọc báo cáo tài chính chính xác

Lập bảng thuyết minh BCTC

Bước 5: Căn cứ lập BCTC

Căn cứ lập BCTC là các BCTC kỳ trước (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng thuyết minh BCTC), sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán các tài khoản và tài liệu kế toán khác.

>>> Tham khảo ngay: Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024

Thủ thuật và kinh nghiệm đọc, phân tích báo cáo tài chính

Để kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính (BCTC) một cách chính xác, kế toán có thể áp dụng các thủ thuật sau:

1/Kiểm tra xem tất cả các tài khoản (TK) kế toán trên bảng cân đối phát sinh đã có số dư đúng với bản chất của nó hay không.

2/Số dư TK 133, 331 có khớp với số dư công nợ phải thu và phải trả cho nhà cung cấp hay chưa? Sau đó, kiểm tra lại công nợ thực tế với khách hàng và nhà cung cấp.

3/Số dư TK 133 có khớp với tờ khai thuế GTGT hàng hoặc quý hay không?

4/Kiểm tra số dư TK 142, 242 có khớp với bảng phân bổ CCDC hay không? Nếu chưa bằng nhau thì hãy xem lại cách phân bổ hoặc định khoản kế toán bị sai.

5/Kiểm tra số dư trên tài khoản 156 trên bảng cân đối phát sinh và bảng nhập xuất tồn (NXT) có bằng nhau chưa? Nếu không bằng nhau thì có thể do các lỗi sai sau:

  • Định khoản sai tài khoản.
  • Xuất hàng trước khi có hóa đơn nhập mua.
  • Đơn giá xuất tính sai so với giá vốn hàng xuất bán.

6/Kiểm tra thời gian khấu hao TSCĐ theo đúng khung thời gian quy định hiện hành hay không? Kiểm tra số liệu trên bảng khấu hao TSCĐ có đúng với số dư trên TK 214 trên bảng cân đối phát sinh hay không.

bao cao tai chinh 7 - Báo cáo tài chính là gì? Cách đọc báo cáo tài chính chính xác

Phân tích, đọc bảng BCTC

7/Kiểm tra tài khoản 3334 có sai sót không? Hãy so sánh số thuế TNDN 4 quý đã nộp so sánh với số thuế TNDN phải nộp cả năm và làm bút toán điều chỉnh chi phí thuế TNDN tăng thêm hoặc giảm đi.

Nếu tăng thêm ghi:

  •  Nợ TK 821.
  •  Có TK 3334.

Nếu giảm so với tạm tính ghi:

  •  Nợ TK 3334.
  •  Có TK 821 ( tiền thừa trước khi lập BCTC).

8/Kiểm tra sổ quỹ tiền mặt, nên nhớ rằng nguyên tắc hạch toán sổ quỹ tiền mặt không được âm quỹ tại bất kỳ thời điểm nào trong năm. Vì ở tại 1 thời điểm nào đó âm quỹ thì kế toán phải xử lý ngay lập tức bằng nghiệp vụ vay ngắn hạn cá nhân để bổ sung tiền mặt.

9/Kiểm tra tài khoản ngân hàng so với sổ phụ ngân hàng đã đúng với số dư cuối kỳ 31/12 không? Nếu sai thì tìm lại định khoản các nghiệp vụ hàng tháng và tìm dựa vào sao kê ngân hàng.

10/Kiểm tra xem doanh thu TK 511 có khớp với doanh thu của từng tháng trên tờ khai chưa?

Một số câu hỏi thường gặp về báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính theo Thông tư 200 gồm những loại nào?

Báo cáo tài chính bao gồm các loại sau:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu
  • Thuyết minh báo cáo tài chính

Thời hạn nộp báo cáo tài chính khi nào?

Thời hạn nộp báo cáo tài chính theo Luật Doanh nghiệp 2020:

  • Doanh nghiệp nhà nước:

Báo cáo tài chính năm: Nộp trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc năm tài chính.

Báo cáo tài chính hợp nhất: Nộp trong vòng 90 ngày.

  • Doanh nghiệp khác (tư nhân, TNHH, cổ phần,…): Nộp báo cáo tài chính năm trong vòng 90 ngày sau khi kết thúc năm tài chính.
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Nộp báo cáo tài chính năm trong vòng 90 ngày sau khi kết thúc năm tài chính.

Việc không tuân thủ thời hạn nộp báo cáo tài chính có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định số 41/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.

Xử phạt doanh nghiệp khi nộp sai hoặc nộp chậm báo cáo tài chính

Nộp chậm báo cáo tài chính:  Theo Điểm c Khoản 1 Điều 11 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp nộp chậm báo cáo tài chính sẽ bị phạt tiền từ 5 – 20 triệu đồng, tùy vào thời gian chậm trễ (dưới hoặc trên 3 tháng).

Nộp sai báo cáo tài chính

Không nộp báo cáo tài chính: Theo Khoản 1 Điều 14 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định, doanh nghiệp không nộp báo cáo tài chính sẽ bị phạt từ 40 – 50 triệu đồng, đồng thời có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khác.

Công ty mới thành lập có phải nộp báo cáo tài chính không?

Công ty mới thành lập phải nộp báo cáo tài chính, dù có hoạt động hay không. Nếu không có hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính sẽ ghi “không có hoạt động”. Thời hạn nộp báo cáo tài chính là trong 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính.

Trong bất kỳ lúc nào, nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc nào liên quan dịch vụ kế toán, dịch vụ kế toán thuế trọn gói, quyết toán thuế và các vấn đề khác có liên quan bạn có thể liên hệ tới TIM SEN thông qua tổng đài 028.71 069 069 – 0903 016 246 (24/7) để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí (24/7) 0903 016 246

0903.016.246