Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là một trong những yếu tố quan trọng để xác định các quyền lợi được hưởng của người lao động trong tương lai và quyền lợi được hưởng (mức hưởng) trong tương lai luôn luôn tỷ lệ thuận với mức đóng Bảo hiểm xã hội. Hiện tại, luôn tồn tại những quan điểm và ý kiến: Người lao động luôn muốn đóng mức cao nhất (toàn bộ thu nhập) còn Doanh nghiệp luôn muốn đóng ở mức thấp nhất. Vậy ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai và phải hiểu như thế nào cho đúng.
Hãy cùng Công ty Tim Sen – đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán thuế tại TP.HCM xem chi tiết nội dung này..
Định nghĩa về tiền lương và các khái niệm liên quan.
Theo Điều 90, Bộ Luật Lao động 2019 “Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.” Như vậy, tại Việt Nam tiền lương nhận được của người lao động gồm:
Tiền lương theo công việc hoặc chức danh (Tiền lương cơ bản): là tiền lương mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo từng vị trí, chức danh cụ thể, thông thường được quy định trong thang lương, bảng lương của doanh nghiệp. Tiền lương cơ bản này không được thấp hơn mức tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Phụ cấp lương: là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao đông, điều kiện làm việc, tính chất công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút, … gồm các loại cơ bản: Phụ cấp chức vụ, chức danh, trách nhiệm, nặng nhọc, đọc hại, nguy hiểm, thâm nhiên, khu vực lưu động, thu hút và các loại phụ cấp có tính chất tương tự.
Các khoản bổ sung khác: là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động. Các khoản bổ sung khác này được chi trả thường xuyên hoặc không thường xuyên qua các kỳ trả lương.
Ở Việt Nam, ngoài các khoản kể trên thì hằng tháng người lao động còn được Doanh nghiệp chi trả thêm một số khoản hỗ trợ, thỏa thuận khác như: Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động
Các khoản tiền lương căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trong thực tế, không phải khoản tiền lương nào cũng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bởi vì theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hôi và các nghị định, thông tư liên quan nêu rõ:
“Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm: Lương theo vị trí, chức danh công việc (lương cơ bản), phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác có tính xác định được và chi trả thường xuyên qua các kỳ trả lương.
Ví dụ: Công ty X trả lương hằng tháng cho Anh A với mức lương cơ bản: 5.000.000 đồng, phụ cấp trách nhiệm: 1.000.000 đồng, tiền cơm: 700.000 đồng, điện thoại: 300.000 đồng. Với các thỏa thuận như vậy thì mức đóng bảo hiểm xã hội của Anh A là: 6.000.000 đồng (Gồm lương cơ bản và phụ cấp trách nhiệm.)
Trên đây là nội dung bài viết được Công ty Tim Sen – đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán thuế tại TP.HCM gửi tới bạn đọc.
Trong bất kỳ lúc nào, nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc nào liên quan thành lập công ty trọn gói, dịch vụ kế toán thuế tại TP.HCM, dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng, dịch vụ báo cáo thuế cuối năm tại TPHCM và các vấn đề khác có liên quan bạn có thể liên hệ tới TIM SEN thông qua tổng đài 028.71 069 069 – 0903 016 246 (24/7) để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY TNHH TIM SEN
🏢 Địa chỉ: Tòa nhà Hoàng Anh Safomec, Số 7/1 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Tp.HCM, Việt Nam.
☎️ Điện thoại: (028) 71 069 069 – Hotline : 0903 016 246
📧 Email: info@timsen.vn