NHỮNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT KHI THAM GIA BHXH BẮT BUỘC

I. Đối tượng bắt buộc tham gia BHXH, BHYT,BHTN năm 2020:

 Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.  (Không phân biệt số lượng lao động đơn vị đang sử dụng)

– Từ  ngày 01/01/2018 – Những người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng

–  Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương

–  Những người lao động đồng thời làm việc có từ 2 hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì:

+ Đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên.

+ Đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.

                                               ( Theo điều 4, điều 13, điều 17, điều 21 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

Lưu ý:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng thuộcđối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTNLĐ-BNNkhông thuộc đối tượng tham gia BHYT, BHTN (Theo Công văn 3895/BHXH-TB ngày 29/12/2017 của BHXH TP Hà Nội)
  • Chi nhánh của doanh ngiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ ( Theo Quyết định 888/QĐ-BHXH ngày 16/07/2018 của BHXH Việt Nam có hiệu lực từ 01/07/2018)

 

II. TIỀN LƯƠNG LÀM CĂN CỨ ĐÓNG BHXH BẮT BUỘC

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, tiền lương căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được xác định gồm:

Tiền lương đóng BHXH bắt buộc = Lương cơ bản + Phụ cấp lương + Các khoản hỗ trợ khác theo lương

Trong đó:

  1. Lương cơ bản

+ Lương cơ bản là tiền lương là mà người sử dụng lao động thỏa thuận trả cho người lao động để thực hiện công việc chưa bao gồm phụ cấp lương và các khoản hỗ trợ theo lương.

+ Lương cơ bản thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

+ Lương tối thiểu vùng năm 2020 được quy định như sau:

Vùng Người làm việc trong điều kiện bình thường Người đã qua học nghề, đào tạo nghề Người đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm Người đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Vùng I 4.420.000 4.729.400 4.965.870 5.060.458
Vùng II 3.920.000 4.194.400 4.404.120 4.488.008
Vùng III 3.430.000 3.670.100 3.853.605 3.927.007
Vùng IV 3.070.000 3.284.900 3.449.145 3.514.843

*** Lưu ý:

++ Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

++ Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh phải qua học nghề, đào tạo nghề.

++ Cao hơn ít nhất 5% đối với người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 7% đối với người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.

  1. Phụ cấp lương:

Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

+ Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

+ Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

+ Có các loại phụ cấp lương cơ bản phải đóng BHXH như:

* Phụ cấp chức vụ, chức danh.

* Phụ cấp trách nhiệm.

* Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

* Phụ cấp thâm niên.

* Phụ cấp khu vực.

* Phụ cấp lưu động.

* Phụ cấp thu hút.

* Phụ cấp có tính chất tương tự.

  1. Các khoản hỗ trợ khác

+ Các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, bao gồm các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương >>> Đóng BHXH

+ Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động >>> Không đóng BHXH

  1. Các khoản hỗ trợ, phúc lợi không đóng BHXH bắt buộc

Các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc bao gồm:

STT Khoản thu nhập
1 Tiền thưởng theo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động
2 Tiền thưởng sáng kiến
3 Tiền ăn giữa ca
4 Tiền hỗ trợ xăng xe
5 Tiền hỗ trợ điện thoại
6 Tiền hỗ trợ đi lại
7 Tiền hỗ trợ nhà ở
8 Tiền hỗ trợ giữ trẻ
9 Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ
10 Tiền hỗ trợ khi người lao động có thân nhân chết
11 Tiền hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn
12 Tiền sinh nhật của người lao động
13 Tiền trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động
14 Tiền trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp
15 Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động

     ***  Mức lương tháng đóng BHXH tối đa: Bằng 20 tháng lương cơ sở.

  • Từ 01/01/2020: Mức lương tháng đóng BHXH tối đa = 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.
  • Từ 01/07/2020: Mức lương tháng đóng BHXH tối đa = 20 x 1,6 = 32 triệu đồng/tháng.

  

III. TỶ LỆ ĐÓNG BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. BHTNLĐ, BNN:

 

Tỷ lệ đóng BHXH BHYT BHTN Tổng KPCĐ
DN phải đóng 17,5% 3% 1% 21,5%      2%    
Người lao động 8% 1,5% 1% 10,5%
Tổng cộng 25,5% 4,5% 2% 32%       2 %

Qũy  BHXH được quy định tỷ lệ như sau:

– 17,5% (Trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất, 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp).

– Phần trích vào Chi phí Doanh nghiệp

– 8% (vào quỹ hưu trí và tử tuất) – Phần trích vào lương NLĐ

         Như vậy: Ngoài BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN thì hàng tháng Doanh nghiệp còn phải đóng KPCĐ là: 2% /Tổng quỹ tiền lương tham gia BHXH,. Và khoản phí KPCĐ nộp cho liên đoàn lao động Quận, Huyện.

 

IV. THỜI HẠN ĐÓNG TIỀN BHXH, BHYT, BHTN

Doanh nghiệp phải thực hiện trích nộp BHXH – BHYT – BHTN theo kỳ trả lương. Trong trương hợp chưa trích nộp kịp thời, Doanh nghiệp được nợ nhưng không quá 30 ngày.

Nếu quá 30 ngày mà doanh nghiệp vẫn chưa trích nộp thì sẽ bị tính lãi theo quy định. Đồng thời, thẻ BHYT của doanh nghiệp sẽ bị khóa cũng như các chế độ BHXH của người lao động không được giải quyết

Trên đây là những thông tin Doanh Nghiệp cần biết trước khi tiến hành thủ tục thủ tục đăng ký BHXH lần đầu cho doanh nghiệp Công Ty Tim Sen đã liệt kê.

 

Trong bất kỳ lúc nào, nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc nào liên quan thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh, công việc báo cáo thuế, lập hồ sơ sổ sách kế toánlập báo cáo tài chínhquyết toán thuế và các vấn đề khác có liên quan bạn có thể liên hệ tới TIM SEN thông qua tổng đài 028.71 069 069 – 0903 016 246 (24/7) để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY TNHH TIM SEN

🏢 Địa chỉ: Tòa nhà Hoàng Anh Safomec, Số 7/1 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Tp.HCM, Việt Nam.

☎️ Điện thoại: (028) 71 069 069 – Hotline : 0903 016 246

📧 Email: info@timsen.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí (24/7) 0903 016 246

0903.016.246