Luật Lao động từ khi ra đời luôn là công cụ quản lý hiệu quả, đắt lực của Nhà nước đối với các quan hệ lao động phát sinh trong thực tế, nhằm để bảo đảm quyền lợi của người lao động và được cụ thể hóa bằng văn bản đó là “Hợp đồng lao động”. Trên thực tế, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, để đảm bảo lợi ích của mình người sử dụng lao động thường thay đổi tên gọi hợp đồng lao động thành hợp đồng Cộng tác viên, hợp tác, … để giảm thiểu các chi phí về BHXH, . . .
Hãy cùng Công ty Tim Sen – đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán thuế tại TP.HCM xem chi tiết nội dung này..
Từ trước đến nay, thường có nhiều loại hợp đồng được doanh nghiệp sử dụng để ký kết với người lao động. Tùy vào bản chất, hai khái niệm được đưa vào sử dụng nhiều nhất đó là “hợp đồng lao động và cộng tác viên”. Thực tế cho thấy, Doanh nghiệp thường sử dụng hợp đồng Cộng tác viên để tránh thực hiện các nghĩa vụ về lao động, bảo hiểm xã hội bắt buộc nên ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người lao động. Do đó, Luật lao động 2019 ra đời và thực hiện khắc phục vấn đề trên bằng cách mở rộng thêm đối tượng quản lý của mình, cụ thể như thế nào TIM SEN mời bạn đọc thông tin bên dưới để hiểu và áp dụng đúng trong thực tế.
Trước 01/01/2021, khi áp dụng theo Luật Lao động 2012, thì nhóm đối tượng bị quản lý và điều chỉnh gồm: “Người lao động Việt Nam, người học nghề, tập nghề và người lao động khác được quy định tại Bộ luật này; Người sử dụng lao động; Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.” đặc điểm chung của nhóm đối tượng này trong thực tế đều là chủ thể của các quan hệ lao động.
Từ ngày 01/01/2021, Luật Lao động 2019 đã điều chỉnh, bổ sung vào Điều 2 thêm một đối tượng quản lý đó là: “bao gồm người lao động không có quan hệ lao động”. Quy định này ra đời đã bổ sung, hạn chế đi những điểm yếu của Luật lao động 2012 vì khi các hợp đồng khác có tên gọi khác nhưng có quan hệ lao động thì cũng được quy về hợp đồng lao động.
Vậy khi điều luật này ra đời, doanh nghiệp cần lưu ý gì?
Thứ nhất, Không được sử dụng là các tên gọi khác khi ký kết hợp đồng có bản chất hoặc chứa quan hệ lao động, Cụ thể: cho dù doanh nghiệp sử dụng lao động, có thê mướn lao động và có phát sinh quan hệ lao động thì dù có sử dụng tên gọi khác thì cũng được quy về hợp đồng lao động để xử lý và thực hiện các nghĩa vụ liên quan như BHXH, thuế, …
Thứ hai, Các quan hệ lao động căn bản gồm: có chi trả tiền lương, tiền công, có phát sinh và bị điều chỉnh bởi luật lao động và các văn bản quy định riêng như nội quy công ty, thỏa ước công ty, …
Thứ ba, Không phải khi quy định ra đời sẽ bác bỏ đi khái niệm hợp đồng cộng tác viên, hợp đồng cộng tác vì các loại hợp đồng vẫn còn giá trị chỉ cần doanh nghiệp và cá nhân ký hợp đồng không phát sinh các quan hệ lao động.
Trên đây là nội dung bài viết được Công ty Tim Sen – đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán thuế tại TP.HCM gửi tới bạn đọc.
Trong bất kỳ lúc nào, nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc nào liên quan thành lập công ty trọn gói, dịch vụ kế toán thuế tại TP.HCM, dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng, dịch vụ báo cáo thuế cuối năm tại TPHCM và các vấn đề khác có liên quan bạn có thể liên hệ tới TIM SEN thông qua tổng đài 028.71 069 069 – 0903 016 246 (24/7) để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY TNHH TIM SEN
🏢 Địa chỉ: Tòa nhà Hoàng Anh Safomec, Số 7/1 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Tp.HCM, Việt Nam.
☎️ Điện thoại: (028) 71 069 069 – Hotline : 0903 016 246
📧 Email: info@timsen.vn