Doanh nghiệp vay ngân hàng không được xem là giao dịch liên kết

Ngày 10/02/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 20/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132/2020/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Hãy cùng Công ty Tim Sen – đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán thuế tại TP.HCM xem chi tiết nội dung này.

 

GDLK vay ngan hang 500x281 - Doanh nghiệp vay ngân hàng không được xem là giao dịch liên kết

 

1. Sửa đổi, bổ sung quy định về các bên có quan hệ liên kết tại Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Sửa đổi, bổ sung điểm d như sau:

Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện tổng dư nợ các khoản vốn vay của doanh nghiệp đi vay với doanh nghiệp cho vay hoặc bảo lãnh ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng dư nợ tất cả các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.

Quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 20/2025/NĐ-CP) không áp dụng với các trường hợp sau:

+ Bên bảo lãnh hoặc cho vay là các tổ chức kinh tế hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng không tham gia trực tiếp, gián tiếp điều hành, kiểm soát, góp vốn, đầu tư vào doanh nghiệp đi vay hoặc doanh nghiệp được bảo lãnh theo quy định tại các điểm a, c, d, e, g, h, k, 1 và m khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 20/2025/NĐ-CP).

+ Bên bảo lãnh hoặc cho vay là các tổ chức kinh tế hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đi vay hoặc được bảo lãnh không trực tiếp, gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn, đầu tư của một bên khác theo quy định tại các điểm b, e và i khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 20/2025/NĐ-CP).

Như vậy, doanh nghiệp vay của tổ chức tín dụng không tham gia trực tiếp, gián tiếp điều hành, kiểm soát, góp vốn vào doanh nghiêp thì không được xem các bên có quan hệ liên kết và có giao dịch liên kết.

– Sửa đổi, bổ sung điểm k như sau:

Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp (bao gồm cả chi nhánh hạch toán độc lập thực hiện kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp) chịu sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia;

– Bổ sung điểm m như sau:

Tổ chức tín dụng với Công ty con hoặc với Công ty kiểm soát hoặc với Công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có);

2. Quy định chuyển tiếp tại Nghị định 20/2025/NĐ-CP 

Trường hợp, tại kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020, năm 2021, năm 2022 và năm 2023, doanh nghiệp đi vay chỉ có quan hệ liên kết với tổ chức kinh tế hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP và doanh nghiệp đi vay với bên cho vay hoặc bảo lãnh thuộc trường hợp quy định tại điểm d.1 và điểm d.2 khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định 20/2025/NĐ-CP, có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 132/2020/NĐ-CP và có chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP thi kể từ kỳ tính thuế năm 2024 thực hiện như sau:

– Trường hợp doanh nghiệp không có quan hệ liên kết và không phát sinh giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP và Nghị định 20/2025/NĐ-CP thì phần chi phí lãi vay không được trừ và chưa được chuyển sang các kỳ tính thuế tiếp theo tỉnh đến cuối kỳ tính thuế năm 2023 được phân bổ đều chuyển sang các kỳ tính thuế tiếp theo cho thời gian còn lại theo quy định về thời gian được chuyển chi phí lãi vay tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

– Trường hợp doanh nghiệp có quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP và Nghị định 20/2025/NĐ-CP thì chỉ phí lãi vay không được trừ và chưa được chuyển sang các kỳ tính thuế tiếp theo thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

3. Hiệu lực thi hành

Nghị định 20/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 27/3/2025 và áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024.

 

Xem thêm: Đăng ký thuế, kê khai thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh qua sàn thương mại điện tử

 

Trên đây là nội dung bài viết  được Công ty Tim Sen – đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán thuế tại TP.HCM gửi tới bạn đọc.

Trong bất kỳ lúc nào, nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc nào liên quan thành lập công ty trọn gói, dịch vụ kế toán thuế chuyên nghiệp TPHCM, dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng, dịch vụ báo cáo thuế cuối năm tại TPHCM và các vấn đề khác có liên quan bạn có thể liên hệ tới TIM SEN thông qua tổng đài 028.71 069 069 – 0903 016 246 (24/7) để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY TNHH TIM SEN

🏢 Địa chỉ: Tòa nhà Hoàng Anh Safomec, Số 7/1 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Tp.HCM, Việt Nam.

☎️ Điện thoại: (028) 71 069 069 – Hotline : 0903 016 246

📧 Email: info@timsen.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí (24/7) 0903 016 246

0903.016.246