Khi một chi nhánh của doanh nghiệp được thành lập, kế toán cần phải xác định đầy đủ các công việc phải làm sau khi có giấy phép, đó là thủ tục khai thuế và công tác kế toán.
Thủ tục thuế gồm có: kê khai và nộp lệ phí môn bài, khai thuế GTGT, khai thuế TNCN….
Công tác kế toán bao gồm việc tổ chức bộ máy kế toán và hạch toán sổ sách kế toán…
Có năm điểm cần lưu ý về thuế và kế toán của chi nhánh như sau
1. Xác định chi nhánh độc lập hay phụ thuộc?
Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp có thể lựa chọn hai hình thức hạch toán cho chi nhánh, đó là hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc. Việc lựa chọn hình thức hạch toán nào là tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp. Mỗi hình thức hạch toán có những đặc trưng riêng, đơn cử như:
Hạch toán phụ thuộc | Hạch toán độc lập |
– Chuyển số liệu, chứng từ doanh thu, chi phí về doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp kết hợp số liệu của các chi nhánh khác cùng doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp để hạch toán và thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp. – Số liệu trong sổ sách kế toán là một phần của sổ sách của doanh nghiệp. – Đơn vị kế toán của doanh nghiệp bao gồm bộ phận kế toán các chi nhánh. |
– Có mã số thuế, con dấu, tài khoản ngân hàng riêng.
– Tự xác định chi phí tính thuế và thu nhập tính thuế. – Chịu trách nhiệm kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp,không liên quan gì đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các chi nhánh khác trong cùng doanh nghiệp. – Hạch toán đầy đủ sổ sách, báo cáo tài chính của riêng chi nhánh đó,… – Phòng kế toán hay bộ phận kế toán ở chi nhánh hạch toán độc lập là một đơn vị kế toán theo Luật kế toán. |
2. Khai và nộp lệ phí môn bài cho chi nhánh
3. Khai thuế GTGT
3.1 Chi nhánh hạch toán độc lập
Nộp hồ sơ kê khai thuế GTGT tại cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp của chi nhánh.
3.2 Chi nhánh hạch toán phụ thuộc
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC thì:
– Chi nhánh có địa chỉ cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp thì:
+ Doanh nghiệp thực hiện khai thuế GTGT chung cho cả chi nhánh.
+ Nếu chi nhánh có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế GTGT đầu vào, đầu ra, có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng thì phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.
+ Trường hợp chi nhánh có hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, massage, karaoke thì Cục trưởng Cục Thuế địa phương quyết định nơi kê khai thuế.
– Chi nhánh có địa chỉ khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp thì:
+ Chi nhánh trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ thì nộp hồ sơ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh;
+ Nếu chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của doanh nghiệp.
+ Trường hợp doanh nghiệp có dự án kinh doanh bất động sản ở địa phương cấp tỉnh khác nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính, có thành lập chi nhánh thì chi nhánh phải thực hiện đăng ký thuế và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ đối với hoạt động kinh doanh bất động sản với cơ quan thuế địa phương nơi phát sinh hoạt động kinh doanh bất động sản.
– Trường hợp doanh nghiệp kê khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có chi nhánh là các cơ sở sản xuất trực thuộc (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) KHÔNG trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu đóng trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì:
+ Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc có hạch toán kế toán thì phải đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại địa phương nơi sản xuất, khi điều chuyển bán thành phẩm hoặc thành phẩm, kể cả xuất cho trụ sở chính phải sử dụng hóa đơn GTGT làm căn cứ kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi sản xuất.
+ Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán thì doanh nghiệp thực hiện khai thuế tại trụ sở chính và nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc.
>> Xem thêm: Một số quy định về thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
4. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC thì:
– Chi nhánh hạch toán độc lập thì chi nhánh nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại chi nhánh cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh.
– Chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì chi nhánh KHÔNG phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại chi nhánh.
– Chi nhánh hạch toán phụ thuộc là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại nơi có trụ sở chính và ở nơi có chi nhánh sản xuất hạch toán phụ thuộc.
>>> Tham khảo ngay: Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024
5. Khai thuế thu nhập cá nhân
Trường hợp chi nhánh có phát sinh chi trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho các cá nhân làm việc tại Chi nhánh hoặc các cá nhân khác thì Chi nhánh có trách nhiệm khấu trừ, kê khai nộp thuế và quyết toán TNCN theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính.
Trong bất kỳ lúc nào, nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc nào liên quan dịch vụ khai thuế, thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh, công việc báo cáo thuế, lập hồ sơ sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế và các vấn đề khác có liên quan bạn có thể liên hệ tới TIM SEN thông qua tổng đài 028.71 069 069 – 0903 016 246 (24/7) để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!
>>> Xem thêm: Một số cách xử lý hóa đơn viết sai số tiền
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY TNHH TIM SEN
🏢 Địa chỉ: Tòa nhà Hoàng Anh Safomec, Số 7/1 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Tp.HCM, Việt Nam.
☎️ Điện thoại: (028) 71 069 069 – Hotline : 0903 016 246