Các doanh nghiệp định kỳ hằng năm phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền theo đúng thời hạn đã quy định. Đây sẽ là cơ sở để cơ quan nhà nước xem xét về nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đó. Do vậy, việc lập báo cáo và theo dõi hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 là điều cần thiết để tuân thủ quy định của pháp luật. Trong bài viết này, TIM SEN sẽ tổng hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến thời hạn nộp BCTC năm 2024. Cùng tham khảo dưới đây!
Báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của một doanh nghiệp, được kế toán trình bày theo biểu mẫu đã được nhà nước quy định. Báo cáo này cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến kinh tế và tình hình tài chính, kinh doanh cũng như các luồng tiền của doanh nghiệp. Dựa vào đó, chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước sẽ đưa ra được các quyết định kinh tế phù hợp.
Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và tuân thủ hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 một cách chính xác, trung thực theo quy định của pháp luật.
Báo cáo tài chính bao gồm những hồ sơ nào?
Điều 16, Thông tư 151/2014/TT-BTC có quy định hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ bao gồm đầy đủ: Báo cáo tài chính năm; Tờ khai quyết toán thuế TNCN; Tờ khai quyết toán thuế TNDN. Cụ thể hơn về từng loại giấy tờ được diễn giải dưới đây:
Báo cáo tài chính năm
Báo cáo tài chính năm sẽ bao gồm nhiều loại báo cáo khác nhau, tùy thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp lớn, báo cáo tài chính cần tuân theo quy định tại Thông tư 200, bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
Đối với doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, báo cáo tài chính năm cần đảm bảo đầy đủ các báo cáo theo Thông tư 133 như sau:
- Báo cáo tình hình tài chính.
- Báo cáo kết quả kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Doanh nghiệp thực hiện quyết toán thuế TNCN dựa theo mẫu 05/QTT-TNCN. Doanh nghiệp không cần nộp tờ khai này trong trường hợp trong năm hoạt động doanh nghiệp không trả lương cho bất kỳ người lao động nào hoặc không thuê người lao động.
Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cần lập tờ khai theo mẫu 03/TNDN kèm một số phục lục như sau:
- Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh: Theo mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN mẫu số 03-1B/TNDN.
- Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN.
- Phụ lục ưu đãi về thuế TNDN.
- Phụ lục thuế TNDN đối với chuyển nhượng bất động sản.
- Phụ lục thông tin giao dịch liên kết theo mẫu 03-7/TNDN (nếu có).
>>> Xem thêm: Một số cách xử lý nợ khó đòi theo quy định mới nhất
Lịch nộp báo cáo tài chính năm 2024
Điều 109, Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định về thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp như sau:
Đối với doanh nghiệp nhà nước
Báo cáo tài chính quý
- Đối với đơn vị kế toán: thời hạn nộp BCTC quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý.
- Đối với công ty mẹ, tổng công ty nhà nước: hạn nộp BCTC 2024 chậm nhất là 40 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý.
- Đối với đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 do công ty mẹ quy định.
Báo cáo tài chính năm
- Đối với đơn vị kế toán: hạn nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
- Đối với công ty mẹ, tổng công ty nhà nước: thời hạn nộp BCTC chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
- Đối với đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính 2024 do công ty mẹ quy định.
Đối với những doanh nghiệp khác
- Với các trường hợp đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh: Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
- Hạn nộp báo cáo tài chính năm của các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
- Trường hợp đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 do công ty mẹ quy định.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách xác định doanh thu chính xác
Mức phạt khi chậm thời hạn nộp báo cáo tài chính 2024
Căn cứ theo Điều 12, Nghị định 41/2018/NĐ-CP (ban hành ngày 12/03/2018), quy định về mức phạt chậm nộp và công khai báo cáo tài chính như sau:
Áp dụng mức xử phạt từ 5 đến 10 triệu đồng đối với các vi phạm sau:
- Chậm nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyết dưới thời hạn 3 tháng so với thời gian quy định.
- Chậm trễ trong việc công khai báo cáo tài chính dưới thời hạn 3 tháng so với thời gian quy định.
Áp dụng mức xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng đối với các vi phạm sau:
- Kê khai báo cáo tài chính không đầy đủ theo quy định của pháp luật.
- Nộp báo cáo tài chính nhưng không kèm theo báo cáo kiểm toán trong các trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính.
- Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 chậm trễ từ 3 tháng trở lên so với thời hạn được quy định.
- Công khai báo cáo tài chính không đính kèm theo báo cáo kiểm toán (đối với trường hợp quy định bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính).
- Công khai BCTC chậm trễ từ 3 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
Áp dụng mức xử phạt từ 20 đến 30 triệu đồng đối với các vi phạm sau:
- Các thông tin, số liệu được kê khai trong báo cáo tài chính không đúng sự thật.
- Việc kê khai và công bố báo cáo tài chính có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
Áp dụng mức xử phạt từ 40 đến 50 triệu đồng đối với các vi phạm sau:
- Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Không kê khai báo cáo tài chính dựa trên quy định.
Biện pháp để khắc phục hậu quả của các vi phạm trên đó chính là thực hiện nộp và công khai báo cáo kiểm toán kèm theo BCTC đối với các vi phạm được quy định tại điểm b, d, khoản 2 điều này.
>>> Xem thêm: Một số cách xử lý hóa đơn viết sai số tiền
Một số câu hỏi liên quan đến báo cáo tài chính
Bên cạnh thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 còn rất nhiều vấn đề khác liên quan đến báo cáo tài chính được nhiều người quan tâm. Dưới đây, TIM SEN đã tổng hợp một vài câu hỏi thường gặp về BCTC cũng như giải đáp cụ thể đến bạn.
Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nào?
- Các doanh nghiệp phải lập và nộp báo cáo tài chính cho Cơ quan quản lý thuế trực tiếp tại địa phương.
- Các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: nộp BCTC cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Các doanh nghiệp nhà nước như ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, tín dụng, công ty xổ số kiến thiết,…: nộp báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính.
- Doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên: Lập và nộp báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên theo quy định.
- Trường hợp doanh nghiệp được pháp luật quy định phải kiểm toán BCTC thì phải tiến hành kiểm toán trước khi nộp báo cáo theo quy định. Báo cáo tài chính phải kèm với báo cáo kiểm toán khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI): nộp báo cáo tài chính tại Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính.
- Doanh nghiệp nhà nước với 100% vốn điều lệ còn phải nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan, tổ chức được phân công thực hiện quyền của chủ sở hữu (quy định tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế).
- Các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trụ sở nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Ban quản lý (nếu được yêu cầu).
>> Xem thêm: Một số quy định về thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Vì sao cần phải nộp báo cáo tài chính hằng năm?
Báo cáo tài chính đóng vai trò cực kỳ quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đối với doanh nghiệp: báo cáo tài chính là cơ sở phản ánh chính xác nhất về tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp, khả năng sinh lời và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định kinh tế phù hợp cho hoạt động kinh doanh.
- Đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền: báo cáo tài chính là cơ sở để cơ quan nhà nước nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như xem xét nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đó.
Có được nộp bổ sung báo cáo tài chính hay không?
Trường hợp doanh nghiệp có sai sót trong việc lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp được phép khai bổ sung và nộp lại. Cần lưu ý rằng, thời gian nộp báo cáo tài chính là trước khi cơ quan thuế có quyết định kiểm tra.
Lời kết
Như vậy, TIM SEN đã giúp bạn nắm rõ hơn về hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 cùng những thông tin liên quan đến việc lập và nộp BCTC. Mong rằng thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp doanh nghiệp tránh bị xử phạt vi phạm khi chậm nộp báo cáo tài chính hay mắc các lỗi khác trong quá trình hoạt động.
>>> Xem thêm: Một số cách xử lý hóa đơn viết sai số tiền