“Cần chuẩn bị gì khi cơ quan thuế quyết toán?” là băn khoăn của nhiều kế toán doanh nghiệp hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những kinh nghiệm và lưu ý trước khi cơ quan thuế thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp.
Hãy cùng Công ty Tim Sen – đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán thuế tại TP.HCM xem chi tiết nội dung này.
I. Hồ sơ cần chuẩn bị khi quyết toán thuế
1. Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp
- Đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư (nếu có);
- Chứng minh thư, hộ chiếu người đại diện pháp luật
- Quy chế tài chính, quy chế lương thưởng của công ty;
- Đăng ký phương pháp khấu hao TSCĐ với cơ quan thuế;
- Kết quả đăng ký tài khoản ngân hàng.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn nộp hồ sơ khai thuế qua mạng chi tiết
2. Hồ sơ khai thuế
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng;
- Tờ khai thuế vãng lai, thuế nhà thầu…;
- Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào bán ra;
- Thông báo phát hành hóa đơn, Hợp đồng đặt in hóa đơn;
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;
- Báo cáo tài chính;
- Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
3. Hồ sơ lương, thưởng
- Hồ sơ của người lao động;
- Hợp đồng lao động;
- Các quyết định bổ nhiệm, quyết định tăng lương,…
- Bảng chấm công;
- Bảng thanh toán tiền lương;
- Đăng ký giảm trừ gia cảnh;
- Bảng cam kết 02/CK-TNCN nếu có
- Giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN;
- Bảng đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động;
- Bảng thông báo bảo hiểm và chứng từ nộp tiền bảo hiểm
4. Hồ sơ công nợ
- Hợp đồng kinh tế đầu vào, đầu ra;
- Phụ lục hợp đồng kinh tế;
- Biên bản đối chiếu công nợ.
5. Hồ sơ vay nợ
- Hợp đồng vay;
- Chứng từ thanh toán nợ gốc, lãi vay…
6. Chứng từ kế toán
- Hóa đơn mua vào, bán ra;
- Tờ khai hải quan, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước;
- Phiếu thu, Phiếu chi;
- Phiếu nhập kho;
- Phiếu xuất kho;
- Phiếu kế toán khác;
- Bảng kê thu mua hàng hóa không có hóa đơn 01/TNDN;
- Sổ phụ tài khoản ngân hàng.
- Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
7. Hồ sơ sổ sách kế toán
- Sổ nhật ký chung;
- Sổ quỹ tiền mặt;
- Sổ nhật ký mua hàng;
- Sổ nhật ký bán hàng;
- Sổ cái tài khoản: Tất cả các tài khoản phát sinh;
- Sổ chi tiết tài khoản;
- Sổ quỹ tiền mặt;
- Sổ tiền gửi ngân hàng (Chi tiết từng ngân hàng);
- Bảng trích khấu hao tài sản cố định;
- Bảng phân bổ CCDC; chi phí trả trước;
- Bảng định mức nguyên vật liệu;
- Bảng dự toán quyết toán công trình;
- Bảng chi tiết nhập xuất tồn hàng hóa;
- Sổ tổng hợp, chi tiết công nợ phải thu;
- Sổ tổng hợp, chi tiết công nợ phải trả;
- Sổ chi tiết tiền vay.
II. Những kinh nghiệm và lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ
1. Công tác sắp xếp các chứng từ gốc
- Để chuẩn bị đi quyết toán thuế, kế toán cần sắp xếp các chứng từ gốc hàng tháng theo tuần tự của bảng kê thuế đầu vào đầu ra để nộp báo cáo thuế cho cơ quan thuế hàng tháng. Các chứng từ gốc, hóa đơn đầu vào từ tháng 1 đến tháng 12 của năm tài chính được kẹp chung với tờ khai thuế GTGT hàng tháng đã nộp cho cơ quan thuế
- Kẹp riêng chứng từ của các tháng khác nhau, mỗi tháng có một tập bìa đầy đủ.
>>> Tham khảo ngay: [Khám phá] Hộ gia đình cá thế có phải kê khai thuế không?
2. Sắp xếp báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế
Các báo cáo thường kỳ sẽ gồm:
- Tờ khai thuế GTGT hàng tháng
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
- Thuế xuất nhập khẩu
- Thuế môn bài
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý
Các báo cáo theo từng năm:
- Báo cáo tài chính
- Quyết toán thuế TNDN
- Quyết toán thuế TNCN
- Hoàn thuế kèm theo của từng năm
3. Chuẩn bị sổ sách hàng năm (theo hình thức Nhật ký chung)
- Sổ nhật ký chung
- Sổ nhật ký bán hàng
- Sổ nhật ký mua hàng
- Sổ nhật ký chi tiền
- Số nhật ký thu tiền
- Sổ chi tiết công nợ phải thu cho tất cả các khách hàng
- Sổ chi tiết công nợ phải trả cho tất cả các nhà cung cấp
- Biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm.
- Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng.
- Sổ cái các tài khoản: 131 , 331, 111, 112, 152, 153, 154, 155, 211, 214,…621, 622, 627, 641, 642,…Tùy theo doanh nghiệp sử dụng quyết định 48 hoặc 15.
- Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định
- Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ
- Sổ khấu hao tài sản cố định
- Sổ khấu hao công cụ dụng cụ
- Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư
- Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho
4. Sắp xếp các hợp đồng kinh tế
Kế toán doanh nghiệp thực hiện sắp xếp đầy đủ theo tuần tự từng hợp đồng đầu vào/đầu ra, đồng thời thực hiện kiểm tra các biên bản, giấy tờ của từng hợp đồng nếu có.
>>> Xem thêm: Thời gian nộp báo cáo thuế chính xác hiện nay
5. Kiểm tra các vấn đề liên quan khác
Kế toán tiến hành kiểm tra:
- Đối chiếu sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản
- Đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh so với sổ định khoản
- Đối chiếu công nợ khách hàng
- Kiểm tra các khoản phải trả
- Kiểm tra dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào – đầu ra so với bảng kê khai thuế
- Kiểm tra hồ sơ, chứng từ đã được ký đầy đủ hay chưa
- Kiểm tra định khoản các khoản phải thu và phải trả đã thực hiện đúng hay không
Trên đây là nội dung bài viết được Công ty Tim Sen – đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán thuế tại TP.HCM gửi tới bạn đọc.
Trong bất kỳ lúc nào, nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc nào liên quan dịch vụ kế toán thuế uy tín tphcm, dịch vụ hoàn thuế gtgt, dịch vụ kế toán thuế, tư vấn thuế miễn phí, dịch vụ khai thuế, quyết toán thuế và các vấn đề khác có liên quan bạn có thể liên hệ tới TIM SEN thông qua tổng đài 028.71 069 069 – 0903 016 246 (24/7) để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY TNHH TIM SEN
- Địa chỉ: Tòa nhà Hoàng Anh Safomec, Số 7/1 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Tp.HCM, Việt Nam.
- Điện thoại: (028) 71 069 069 – Hotline : 0903 016 246
- Email : info@timsen.vn