Vốn pháp định là gì? Cách phân biệt vốn pháp định với vốn điều lệ? Nếu đây là những vấn đề doanh nghiệp đang quan tâm thì đừng bỏ qua bài viết này!
Vốn pháp định là gì?
Vốn pháp định là gì? Đây có lẽ là một trong những câu hỏi được nhiều doanh nghiệp quan tâm nhất khi có ý định thành lập doanh nghiệp. Theo Luật doanh nghiệp 2005, “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp”. Nhưng đến Luật doanh nghiệp 2014, khái niệm này đã không còn được nêu cụ thể trong luật.
Dù vậy, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản, vốn pháp định chính là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp cần có theo yêu cầu của pháp luật đối với một ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay những hình thức kinh doanh mang rủi ro cao.
Đặc điểm vốn pháp định là gì?
Dưới đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi “đặc điểm vốn pháp định là gì?”:
- Đối tượng áp dụng: Các cá nhân hay tổ chức muốn kinh doanh những ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định.
- Phạm vi áp dụng: Đa phần vốn pháp định được quy định trong các văn bản dưới luật như thông tư, nghị định,… hoặc trong các văn bản pháp luật chuyên ngành.
- Thời điểm giấy xác nhận vốn pháp định được cấp: Trước lúc doanh nghiệp cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
- Vốn kinh doanh, vốn góp của doanh nghiệp không được thấp hơn vốn pháp định.
- Lưu ý rằng vốn pháp định và vốn điều lệ là khác nhau.
Các ngành nghề được yêu cầu về vốn pháp định khi thành lập
Pháp luật hiện nay quy định một số ngành nghề kinh doanh cần đáp ứng được yêu cầu về vốn pháp định, yêu cầu này sẽ khác nhau theo từng ngành nghề. Vì vậy, mỗi tổ chức/cá nhân khi có nhu cầu thành lập doanh nghiệp cần chú ý một số ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định được nêu dưới đây:
- Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ.
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành: Từ 100 – 500 triệu đồng, tùy vào đối tượng khách hàng cung cấp dịch vụ.
- Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng.
- Kinh doanh môi giới bảo hiểm: 8 tỷ đồng.
- Kinh doanh sản xuất phim: 200 triệu đồng.
- Thành lập trường đại học tư thục: 500 tỷ.
- Bán hàng đa cấp: 300 triệu đồng.
- Cho thuê lại lao động: 2 tỷ đồng.
- Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đông lạnh: 10 tỷ đồng.
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ: 2 tỷ đồng.
- Tổ chức tín dụng:
-
- Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.
-
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD.
-
- Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng.
-
- Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng.
-
- Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng.
- …
>>> Tham khảo ngay: Hồ sơ, thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài chi tiết
Ý nghĩa của việc quy định vốn pháp định là gì?
Vậy, ý nghĩa của việc quy định vốn pháp định là gì? Vốn pháp định là một trong những điều kiện cần để thành lập doanh nghiệp.
Quy định về vốn pháp định ở một số ngành nghề có ý nghĩa giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng, người tiêu dùng và các đối tác hoạt động trong lĩnh vực đó.
Đây cũng chính là biện pháp để doanh nghiệp chứng minh với cơ quan nhà nước rằng họ có đủ năng lực, tiềm lực kinh tế, điều kiện để hoạt động trong lực vực đăng ký, có thể đảm bảo được sự an toàn, các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của khách hàng khi giao dịch.
Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để các cơ quan có thể nắm bắt tình hình, cảnh báo các chủ nợ, người tiêu dùng cần cân nhắc khi giao dịch cùng doanh nghiệp trong trường hợp mức vốn chủ sở hữu có nguy cơ thấp hơn vốn pháp định. Đồng thời, có thể đưa ra được biện pháp quản lý phù hợp kịp thời khi vốn chủ sở hữu đã đạt mức thấp hơn vốn điều lệ.
Vốn điều lệ là gì?
Khái niệm
Theo khoản 34 tại Điều 4 của Luật doanh nghiệp 2020, “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần”.
Hay hiểu đơn giản hơn, vốn điều lệ là tổng số tiền, giá trị tài sản mà các thành viên, cổ đông đã góp hoặc cam kết góp ở thời điểm thành lập doanh nghiệp, được ghi nhận trong “Giấy đề nghị thành lập công ty” gửi Phòng Đăng ký kinh doanh.
Đặc điểm của vốn điều lệ
Vốn điều lệ bao gồm những đặc điểm sau:
- Vốn điều lệ có thể là các loại tài sản như giá trị về quyền sở hữu trí tuệ, giá trị quyền sử dụng đất, vàng, tiền mặt và các tài sản khác trong Điều lệ công ty.
- Vốn điều lệ không dựa trên quy định của pháp luật mà dựa trên tổng giá trị tài sản, số vốn góp hoặc cam kết góp của các cổ đông, thành viên trong công ty. Dù vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc, điều chỉnh vốn điều lệ ở mức thích hợp nhằm thể hiện tiềm lực tài chính cũng như giúp doanh nghiệp tránh gặp phải những khó khăn khi thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Điểm khác nhau của vốn điều lệ và vốn pháp định là gì?
Hiểu được vốn điều là và vốn pháp định là gì, việc phân biệt hai loại vốn này cũng sẽ dễ dàng hơn.
Trên thực tế, 2 loại vốn này đều là tài sản của doanh nghiệp, được đóng góp bởi các thành viên, cổ đông của công ty. Chúng là tiêu chí để xác định quy mô, mức thuế, trách nhiệm doanh nghiệp.
Tuy nhiên, giữa vốn điều lệ và vốn pháp định vẫn có một số điểm khác nhau rõ rệt, được thể hiện trong bảng sau:
Tiêu chí | Vốn pháp định | Vốn điều lệ |
Phạm vi áp dụng | Chỉ áp dụng đối với một số ngành nghề kinh doanh cụ thể. | Bắt buộc đăng ký khi thành lập công ty.
Các thành viên của công ty phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn đã góp hoặc cam kết góp. Trách nhiệm này tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. |
Quy định đối với mức vốn | Có quy định về mức tối thiểu đối với từng ngành nghề cụ thể. | Không có quy định cụ thể về con số tối đa hay tối thiểu.
Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định. |
Thời hạn | Phải đáp ứng đủ số vốn pháp định cần thiết khi bắt đầu hoạt động kinh doanh. | Trong vòng 90 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp đăng ký. |
Sự thay đổi vốn | Cố định trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. | Trong quá trình doanh nghiệp hoạt động, vốn điều lệ có thể giảm xuống hoặc tăng lên. |
Văn bản quy định | Được quy định trong các văn bản dưới luật hoặc văn bản pháp luật chuyên ngành do cơ quan hành pháp ban hành. | Số vốn từng thành viên đã góp được ghi rõ trong điều lệ công ty. |
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về vốn điều lệ và vốn pháp định. Hiểu rõ được khái niệm vốn điều lệ, vốn pháp định là gì hay sự khác biệt giữa vốn điều lệ và vốn pháp định là gì sẽ giúp việc thành lập doanh nghiệp của các cá nhân/tổ chức trở nên đơn giản, nhanh chóng hơn.
Trong bất kỳ lúc nào, nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc nào liên quan dịch vụ thành lập công ty,dịch vụ thành lập công ty tại long an, đăng ký thành lập công ty, thành lập công ty tnhh và các vấn đề khác có liên quan bạn có thể liên hệ tới TIM SEN thông qua tổng đài 028.71 069 069 – 0903 016 246 (24/7) để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY TNHH TIM SEN
- Địa chỉ: Tòa nhà Hoàng Anh Safomec, Số 7/1 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Tp.HCM, Việt Nam.
- Điện thoại: (028) 71 069 069 – Hotline : 0903 016 246
- Email : info@timsen.vn