Đăng ký ngành nghề kinh doanh là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động đúng ngành nghề phù hợp mang lại cho doanh nghiệp sự phát triển mạnh mẽ.
- Doanh nghiệp được đăng ký bao nhiêu ngành nghề kinh doanh?
- Ngành nghề kinh doanh đã đăng ký nhưng thực tế không hoạt động có được hay không?
- Phải đăng ký ngành nghề như thế nào để vừa đủ điều kiện hoạt động kinh doanh hiện tại và dự phòng được những ngành nghề có thể sẽ hoạt động và phát triển trong tương lai?
- Ngành nghề kinh doanh của mình có được phép hoạt động tại nơi đặt trụ sở hay không?
Trên đây là những câu hỏi có thể hầu hết khách hàng đang vướng mắc và phân vân trước khi bắt đầu công việc kinh doanh của mình. Doanh nghiệp có trách nhiệm và nghĩa vụ nghiên cứu chính xác những quy định về ngành nghề kinh doanh để đăng ký cho phù hợp, tránh những rắc rối về pháp lý trong quá trình hoạt động.
Theo Quy định của Pháp luật
Về nguyên tắc, Pháp luật cho phép doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm (Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2014). Điều 6 Luật Đầu tư 2014 đã quy định những ngành nghề mà Pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.
Theo quy định, doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh những ngành nghề có đăng ký, nếu doanh nghiệp muốn thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh, phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp đặc biệt pháp luật có quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì việc kinh doanh của doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu của điều kiện đó (Điều 7 Luật Đầu tư 2014).
Đăng ký ngành nghề kinh doanh cần sự cân nhắc kỹ lưỡng và tuân theo quy định
>> Xem thêm: Thành lập công ty tnhh 2 thành viên
Tư vấn đăng ký ngành nghề kinh doanh
Số lượng ngành nghề đăng ký kinh doanh là không giới hạn, có thể đăng ký dự phòng cho các hoạt động kinh doanh trong tương lai, trường hợp một số ngành nghề đăng ký nhưng thực tế không hoạt động, doanh nghiệp không phải làm thông báo giảm ngành nghề.
Tuy nhiên, xuất phát từ tâm lý ngại thực hiện thủ tục hành chính nên một số doanh nghiệp muốn đăng ký thật nhiều ngành nghề kinh doanh để sau không phải bổ sung. Tâm lý này có thể gây trở ngại khi đối tác tra cứu ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như một công ty kinh doanh Bất động sản mà có đăng ký ngành nghề: Bán lẻ quần áo sẽ làm cho đối tác thấy tầm vóc của công ty bị giảm sút.
Nếu dự tính đăng ký ngành nghề kinh doanh bên sản xuất thì yêu cầu phải nắm bắt được những quy định về các địa điểm quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương đó, những yêu cầu về môi trường, phòng cháy chữa cháy, quy hoạch khu dân cư…
Trên đây là những quy định và kinh nghiệm để bạn cân nhắc và lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp mình. Hy vọng TIM SEN đã mang đến những thông tin hữu ích.
TIM SEN chân thành cám ơn và sẵn sàng tư vấn rõ ràng, chi tiết hơn thông qua số hotline: 0903016246. Đặc biệt, đến với dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại TPHCM của TIM SEN, chúng tôi sẽ tư vấn để bạn có sự lựa chọn tối ưu nhất để đăng ký ngành nghề kinh doanh bao quát và phù hợp với quy định pháp luật.