Tùy theo đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho sao cho thuận lợi trong quá trình tính toán nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc nhất quán trong hạch toán. Cùng tìm hiểu chi tiết về các phương pháp kế toán hàng tồn kho và cách tính giá xuất kho hàng tồn kho phổ biến cho doanh nghiệp hiện nay.
Căn cứ pháp lý
Chuẩn mực kế toán số 02 hàng tồn kho ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC vào ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Hàng tồn kho là gì? Hàng tồn kho gồm những gì?
Hàng tồn kho là gì?
Hàng tồn kho là những sản phẩm được doanh nghiệp giữ lại để bán ra cuối cùng. Nói cách khác nghĩa là những tài sản được lưu kho để bán trong kỳ sản xuất và kinh doanh, hàng đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang, các loại nguyên vật liệu, công cụ cũng như dụng cụ được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Ví dụ: Đối với một công ty chuyên sản xuất vải thì hàng tồn kho có thể là áo thun, áo sơ mi, áo phông, quần jean hoặc có thể là bông, màu, chỉ, nút,…
Hàng tồn kho gồm những gì?
Hàng tồn kho bao gồm:
- Hàng mua đang đi ở trên đường, hàng tồn kho, hàng hóa gửi gia công chế biến.
- Hàng đang trong quá trình sản xuất.
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ cũng như dụng cụ được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
- Các sản phẩm dở dang.
- Chi phí dở dang.
- Thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi bán.
- Hàng hóa, sản phẩm được lưu trữ tại kho bảo thuế tại doanh nghiệp.
Các phương pháp kế toán hàng tồn kho
Hiện nay, các phương pháp kê khai hàng tồn kho được sử dụng phổ biến là phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ.
Phương pháp kê khai thường xuyên
Đây là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyên và có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, nguyên vật liệu hàng hóa trên sổ kế toán. Khi áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số lượng hiện có, sự biến động tăng, giảm của vật tư hàng hóa, có thể xác định giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.
>>> Xem thêm: Dịch vụ khai thuế theo tháng/quý/năm
✒️Ưu điểm:
- Giúp doanh nghiệp kiểm soát được số lượng tồn kho hàng hóa ở bất kỳ thời điểm nào.
- Giảm thiểu tình trạng sai sót khi việc ghi chép và quản lý hàng tồn kho.
- Phục vụ được nhiều yêu cầu cấp thiết trong việc sản xuất kinh doanh.
✒️Nhược điểm:
✒️Đối tượng áp dụng:
Phương pháp kiểm kê định kỳ
Một trong những phương pháp kế toán hàng tồn kho phổ biến đó là phương pháp kiểm kê định kỳ. Đây là phương pháp hạch toán hàng tồn kho dựa trên kết quả kiểm kê thực tế hàng tồn kho để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ. Từ đó, tính được giá trị của hàng hóa và vật tư đã xuất trong kỳ.
✒️Ưu điểm:
- Thực hiện đơn giản.
- Giảm nhẹ khối lượng công việc kế toán và quản lý hàng tồn kho.
✒️Nhược điểm:
- Không kiểm soát thường xuyên lượng hàng và không có sự linh hoạt.
- Ít phát hiện ra sai sót.
- Công việc kế toán, báo cáo thường bị dồn vào cuối kỳ.
✒️Đối tượng áp dụng:
Các phương pháp tính giá xuất kho hàng tồn kho
Kế toán hàng tồn kho sẽ có 4 phương pháp để tính giá xuất kho hàng tồn kho như sau:
Phương pháp bình quân gia quyền
Đối với phương pháp này, giá trị của từng mặt hàng tồn kho sẽ được tính theo giá trị trung bình của mỗi mặt hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị của từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình được tính theo kỳ hoặc sau mỗi lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp.
▶Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ:
Với phương pháp tính giá bình quân gia quyền cuối kỳ, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Tuỳ theo kỳ lưu kho của doanh nghiệp mà kế toán căn cứ vào giá nhập vào, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân.
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện và chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.
- Nhược điểm: Độ chính xác không cao, công việc tính toán thường dồn vào cuối tháng làm ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác. Ngoài ra, phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
▶Bình quân gia quyền tức thời (bình quân gia quyền liên hoàn):
Sau khi nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân của hàng hóa đó theo công thức sau:
Đơn giá xuất kho lần thứ n | = | ∑ (Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trước lần xuất thứ n) | |
∑ (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trước lần xuất thứ n) |
- Ưu điểm: Có thể khắc phục được nhược điểm của phương pháp trên, vừa chính xác, vừa cập nhật thường xuyên liên tục.
- Nhược điểm: Làm tốn nhiều công sức và tính toán nhiều lần. Vì thế, phương pháp này thường được áp dụng cho những doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít.
Phương pháp tính giá hàng tồn kho theo giá đích danh
Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. Với phương pháp tính giá hàng tồn kho theo giá đích danh, vật tư hay hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì sẽ lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính.
- Ưu điểm:
-
- Đảm bảo độ chính xác cao nhất.
- Tuân thủ nguyên tắc kế toán và đảm bảo chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế.
- Giá trị của hàng tồn kho được thể hiện một cách chính xác nhất, được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
- Nhược điểm: Việc áp dụng tính giá hàng tồn kho theo giá đích danh đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và nhận diện được thì mới áp dụng được phương pháp này.
Phương pháp nhập trước, xuất trước (phương pháp FIFO)
Phương pháp nhập trước, xuất trước được áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước thì sẽ được xuất trước và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần nhất đến thời điểm cuối kỳ.
- Ưu điểm: Tính được giá vốn hàng xuất kho kịp thời. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối xấp xỉ với giá thị trường của loại hàng đó. Do đó, chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có thể phản ánh giá trị thực tế hơn.
- Nhược điểm: Doanh thu hiện tại được tạo ra dựa vào giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hóa đã nhập trước đó nên không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại.
Phương pháp nhập sau, xuất trước (phương pháp LIFO)
Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả thuyết hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được phép xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ sẽ là hàng mua hoặc sản xuất trước đó. Đối với phương pháp nhập sau, xuất trước, giá trị hàng xuất kho sẽ được tính theo giá của lô hàng nhập lần cuối cùng, trong khi giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính dựa trên giá của lô hàng nhập kho đầu kỳ.
- Ưu điểm: Tính được trị giá vốn hàng xuất kho sau mỗi lần xuất kho.
- Nhược điểm: Giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ không phản ánh đúng thực tế.
Bài viết trên đây đã hướng dẫn bạn cách phương pháp kế toán hàng tồn kho và cách tính giá xuất kho hàng tồn kho. Lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ giúp giảm khối lượng công việc, tối ưu hóa quá trình kế toán và đảm bảo quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn biết thêm về dịch vụ kế toán thuế chuyên nghiệp TPHCM, dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng,… hãy liên hệ với TIM SEN để được tư vấn.