Những quy định về vốn điều lệ công ty TNHH Một Thành Viên, Hai Thành Viên

Công ty TNHH một thành viên và hai thành viên trở lên đang trở thành xu hướng doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên, nhiều nhà đầu tư thắc mắc rằng mức vốn điều lệ công ty TNHH là bao nhiêu.

Thông qua bài viết này, Tim Sen xin hướng dẫn những điều bạn nên biết về vốn điều lệ. Cũng như mức vốn điều lệ nên để là bao nhiêu.

Vốn điều lệ là gì?

Đầu tiên, cần phải hiểu ý nghĩa vốn điều lệ trong một công ty TNHH. Vốn điều lệ là số vốn đóng góp của các thành viên, cổ đông của công ty. Hoặc là cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi trong Điều lệ công ty.

von dieu le cong ty TNHH 1 - Những quy định về vốn điều lệ công ty TNHH Một Thành Viên, Hai Thành Viên

Góp vốn điều lệ cho công ty

Vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên

Căn cứ theo quy định tại Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2014:

  1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
  2. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  3. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
  4. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ.

Vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên

Khi đăng ký GPKD, vốn điều lệ của công ty sẽ bao gồm tổng giá trị phần góp vốn của các thanh viên. Đây là những thành viên đã có cam kết góp vào công ty. Tuy nhiên, số vốn này có thể thay đổi nếu sau 90 ngày mà các thành viên chưa góp đủ.

Khi đó, vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị các phần góp của thành viên đã góp vào công ty. Số vốn này sẽ quyết định mức lệ phí môn bài mà công ty phải nộp. Theo quy định hiện hành, thuế môn bài được chia thành hai mức như sau:

  1. Mức 1: Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm;
  2. Mức 2: Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm.

Thành viên đã góp vốn sẽ được nhận giấy chứng nhận góp vốn của công ty. Những thành viên có góp vốn nhưng chưa đủ thì phải chịu trách nhiệm với phần vốn góp đã cam kết.

Xem thêm:

Còn thành viên cam kết góp nhưng tới hạn mà chưa góp vốn thì không còn là thành viên của công ty. Phần vốn còn thiếu này sẽ được Hội đồng thành viên quyết định chào bán sau đó.

von dieu le cong ty TNHH 2 - Những quy định về vốn điều lệ công ty TNHH Một Thành Viên, Hai Thành Viên

Gọi vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên

Nên để vốn điều lệ bao nhiêu?

Về cơ bản, pháp luật không có quy định vốn điều lệ tối thiểu cần có khi thành lập công ty. Tuy nhiên, việc mức vốn điều lệ bao nhiêu để không ảnh hưởng quá nhiều tới hoạt động kinh doanh.

von dieu le cong ty TNHH 3 - Những quy định về vốn điều lệ công ty TNHH Một Thành Viên, Hai Thành Viên

Mức vốn điều lệ nên để bao nhiêu là phù hợp?

Mặt khác, hãy nhớ rằng vốn điều lệ cũng chính là sự cam kết trách nhiệm của công ty với đối tác. Vì vậy, cần lưu ý:

  • Vốn điều lệ ở mức thấp hoặc quá thấp: Trách nhiệm vật chất của người góp vốn giảm xuống nhưng sẽ khó tạo niềm tin cho đối tác;
  • Vốn điều lệ ở mức cao hoặc quá cao: Trách nhiệm vật chất tăng, tính chịu rủi ro của người góp vốn cũng tăng theo. Nhưng sẽ dễ dàng tạo sự tin tưởng với đối tác, khách hàng hơn đặc biệt trong các hoạt động đấu thầu…

Qua bài viết này, Tim Sen hi vọng đã giúp khách hàng hiểu rõ thêm về vốn điều lệ công ty TNHH. Cũng như mức vốn điều lệ nên để bao nhiêu là hợp lý. Đây là cái mà khách hàng nên cân nhắc khi bắt đầu thành lập.

>>> Xem thêm: Văn phòng đại diện là gì? Chức năng của văn phòng đại diện khác gì chi nhánh công ty?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí (24/7) 0903 016 246

0903.016.246