Khái niệm lương tối thiểu vùng chắc hẳn không còn xa lại với người lao động, doanh nghiệp. Từ khi áp dụng năm 2008 đến nay, Mức lương tối thiểu vùng luôn có một vai trò quan trọng trong việc xác định mức thu nhập tối thiểu của người lao động có được để trang trải cuộc sống. Đồng thời, Doanh nghiệp cũng xác định được cơ cấu lương, các khoản phụ cấp, chế độ tối thiểu cần đảm bảo cho người lao động liên quan đến lương. Theo quá trình phát triển kinh tế – xã hội và mức sống của người lao động ngày càng tăng dẫn đến Mức lương tối tiểu luôn tăng qua các năm thông qua Nghị định của Chính phủ ban hành (Nghị định đang áp dụng 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019) và thời điểm xác định tăng thường là 01/01 hằng năm
Hãy cùng Công ty Tim Sen – đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán thuế tại TP.HCM xem chi tiết nội dung này..
Lương tối thiểu vùng là gì? Chúng ta có thể hiểu đơn giản, lương tối thiểu vùng là mức lương cơ bản, tối thiểu mà người lao động có thể đảm bảo được cuộc sống của họ và gia đình họ. Lương tối thiểu vùng được xác định hằng năm, được Chính phủ công bố thông qua sự đề xuất, kiến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Các lý do để lương tối thiểu vùng 2021 – lần đầu tiên trong lịch sử không tăng. Để tìm câu trả lời cho vấn đề này, chúng ta cũng xét đến các vấn đề liên quan sau:
*** Về kinh tế – xã hội – năm 2020 là một năm đầy biến động đối với nền kinh tế – xã hội của toàn thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng khi bị tác động mạnh mẽ từ đại dịch Covid đến thảm họa của mẹ thiên nhiên, cụ thể:
+ Theo thống kê, tính đến hết tháng 11/2020, Số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong năm giảm so với năm trước, đây là lần đầu tiên số lượng thành lập doanh nghiệp mới giảm. Đồng thời, có đến gần 95.000 Doanh nghiệp làm thủ tục rút khỏi hoạt động ở thị trường với hình thức chủ yếu là tạm ngưng, giải thể.
+ Ngoài ra, có khoảng đến 75% Doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, không cân đối được thu – chi. Doanh nghiệp thường thực hiện các giải pháp tìm thị trường mới, cắt giảm giờ làm thậm chí là cắt giảm lao động để tránh gánh nặng về chi phí.
+ Chỉ số tiêu dùng CPI, không tăng mạnh và đều như các năm, chỉ số này chỉ tăng đối với một số lĩnh vực hoạt động mạnh do Đại dịch Covid như bưu chính, giao nhận, y tế, …
Do tình hình chung kinh tế – xã hội của năm vừa rồi rất khó khăn nên Doanh nghiệp cần sự hỗ trợ, chung tay từ nhà nước và sự chia sẽ gánh nặng từ người lao động.
*** Về Luật định: Theo quy định của Luật Lao động 2019 (áp dụng 01/01/2021) đã đưa ra các tiêu chí khi xét tỉ lệ tăng lương tối thiểu vùng gồm có:
+ Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
+ Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường.
+ Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế.
+ Quan hệ cung, cầu lao động.
+ Việc làm và thất nghiệp.
+ Năng suất lao động.
+ Khả năng chi trả của doanh nghiệp.
So với Luật Lao động 2012, các quy định này đã chỉ rất rõ về lương tối thiếu vùng phải dựa trên khả năng chi trả của doanh nghiệp, Chỉ số tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, Quan hệ cung, cầu lao động… Thì các vấn đề trong năm 2020 so với 2019 đều đi hướng tiêu cực do ảnh hương của đại dịch Covid19 cũng như các thiên tai.
Từ đó cho thấy, Chính phủ có lý do để không tăng lương tối thiểu vùng từ 2021 từ ngày 01/01/2021. Vậy câu hỏi tiếp theo: Chính phủ có ban hành Nghị định mới để quy định mức lương tối thiểu vùng 2021 hay không?
Thông thường khi xác định mức lương tối thiểu vùng mới Chính phủ thường ban hành các Nghị định để các cơ quan khác, doanh nghiệp thực hiện như Nghị định 90/2019/NĐ-CP, 157/2018/NĐ-CP, 141/2017/NĐ-CP,… Nhưng đối với năm 2021, do mức lương tối thiểu vùng không tăng và vẫn giữ nguyên áp dụng theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ trước đó với mức lương các vùng:
+ Mức lương tối thiểu vùng I: 4.420.000 đồng/tháng
+ Mức lương tối thiểu vùng II: 3.920.000 đồng/tháng
+ Mức lương tối thiểu vùng III: 3.430.000 đồng/tháng
+ Mức lương tối thiểu vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng
Trên thực tế, Chính phủ dù đã không ban hành Nghị định mới để xác nhận giữ nguyên mức lương tối thiểu vùng trên nhưng đã ngầm đinh trong một định khác cụ thể Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính Phủ về Quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ Luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động đã ngầm định như sau:
Tại điểm a khoản 1 Điều 96 quy định: Mỗi ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động do cơ quan có thẩm quyền cử được hưởng tiền bồi dưỡng mức 5% tiền lương tối thiểu tháng tính bình quân các vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ).
Tại điểm a khoản 1 Điều 103 quy định: Mỗi ngày thực tế nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập bằng chứng và tiến hành cuộc họp giải quyết tranh chấp lao động theo phân công thì được hưởng tiền bồi dưỡng mức 5% tiền lương tối thiểu tháng tính bình quân các vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ)
Trên đây là nội dung bài viết được Công ty Tim Sen – đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán thuế tại TP.HCM gửi tới bạn đọc.
Trong bất kỳ lúc nào, nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc nào liên quan thành lập công ty trọn gói, dịch vụ kế toán thuế tại TP.HCM, dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng, dịch vụ báo cáo thuế cuối năm tại TPHCM và các vấn đề khác có liên quan bạn có thể liên hệ tới TIM SEN thông qua tổng đài 028.71 069 069 – 0903 016 246 (24/7) để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!
Xem thêm: NHÓM ĐỐI TƯỢNG KHÔNG PHẢI ĐÓNG BHXH BẮT BUỘC
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY TNHH TIM SEN
🏢 Địa chỉ: Tòa nhà Hoàng Anh Safomec, Số 7/1 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Tp.HCM, Việt Nam.
☎️ Điện thoại: (028) 71 069 069 – Hotline : 0903 016 246
📧 Email: info@timsen.vn