HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH, NỘI DUNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG

Hội nghị người lao động là cuộc họp có tổ chức do người sử dụng lao động chủ trì tổ chức hàng năm có sự tham gia của người lao động và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở để nhằm trao đổi thông tin và thực hiện các quyền dân chủ cho người lao động

Hãy cùng Công ty Tim Sen – đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán thuế tại TP.HCM xem chi tiết nội dung này..

Hop3 1 - HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH, NỘI DUNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG

I. ĐỐI TƯỢNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG

– Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng từ 10 lao động trở lên làm việc theo hợp đồng lao động. (theo NĐ 145/2020/NĐ-CP)

– Người sử dụng lao động chủ trì, phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở

II. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG CẤP CÔNG TY

Sau phần Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, Hội nghị người lao động cấp công ty sẽ được tổ chức theo nội dung, trình tự sau:

  1. Bầu Đoàn Chủ tịch và thư ký Hội nghị

– Đoàn Chủ tịch Hội nghị bao gồm: Người sử dụng lao động, Chủ tịch Công đoàn công ty; thành viên khác (do Hội nghị quyết định bằng hình thức biểu quyết), Đoàn Chủ tịch có trách nhiệm chủ trì Hội nghị.

– Đoàn Chủ tịch dự kiến thư ký và lấy biểu quyết Hội nghị. Thư ký Hội nghị có trách nhiệm ghi biên bản, dự thảo nghị quyết của Hội nghị.

  1. Báo cáo tư cách đại biểu tham dự Hội nghị

Đoàn Chủ tịch dự kiến và xin ý kiến Hội nghị để bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu. Ban thẩm tra tư cách đại biểu có trách nhiệm báo cáo về tình hình đại biểu tham dự Hội nghị theo quy định.

  1. Báo cáo của Người sử dụng lao động
  2. Báo cáo của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở (Ban Chấp hành Công đoàn)
  3. Trình bày dự thảo các nội quy, quy chế, TƯLĐTT của công ty (nếu có).
  4. Đại biểu thảo luận
  5. Trả lời các chất vấn, kiến nghị của đại biểu
  6. Thông qua các nội quy, quy chế, TƯLĐTT của công ty. Ký kết TƯLĐTT mới hoặc ký sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT (nếu có và đủ điều kiện).
  7. Bầu thành viên đại diện tập thể người lao động tham gia đối thoại định kỳ.
  8. Khen thưởng, phát động thi đua, ký kết giao ước thi đua.
  9. Biểu quyết thông qua Nghị quyết Hội nghị NLĐ

III. TRÁCH NHIỆM CỦA NSDLD THAM GIA HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG CÔNG TY

1. Trước khi tổ chức Hội nghị

– Chủ trì xây dựng và ban hành Quy chế đối thoại định kỳ, Quy chế tổ chức Hội nghị người lao động tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn công ty.

– Chủ trì xây dựng kế hoạch tổ chức Hội nghị người lao động tại công ty, thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn công ty về: Số lượng, thành phần đại biểu dự Hội nghị. Nếu tổ chức Hội nghị đại biểu thì thống nhất phân bổ số lượng đại biểu cho các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất bầu dự Hội nghị; thống nhất các nội dung của Hội nghị người lao động, phân công cụ thể nhiệm vụ của mỗi bên.

– Chủ trì phối hợp với Công đoàn công ty chuẩn bị dự thảo mới hoặc sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT, các nội quy, quy chế, qui định để đưa ra lấy ý kiến tại Hội nghị người lao động cấp phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.

– Ban hành Quyết định triệu tập Hội nghị người lao động.

2. Trong quá trình tổ chức Hội nghị

– Thực hiện các nội dung thuộc trách nhiệm đã chuẩn bị và chương trình đã thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn.

– Khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc của công ty.

3. Sau khi tổ chức Hội nghị

– Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm phổ biến kết quả Hội nghị người lao động đến toàn thể người lao động.

– Triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị người lao động; bổ sung các quy định của công ty phù hợp với những nội dung đã thông qua tại Hội nghị người lao động công ty.

– Triển khai thực hiện TƯLĐTT đã ký kết (nếu có) giữa người sử dụng lao động và đại diện Ban chấp hành Công đoàn công ty.

IV. LƯU Ý KHI TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG

Ít nhất 10 ngày trước khi tổ chức Hội nghị người lao động, Ban Chấp hành Công đoàn công ty liên hệ với Công đoàn cấp trên trực tiếp để xin ý kiến về nội dung các văn bản, quy trình tổ chức hội nghị.

Trên đây là nội dung bài viết  được Công ty Tim Sen – đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán thuế tại TP.HCM gửi tới bạn đọc.

Trong bất kỳ lúc nào, nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc nào liên quan thành lập công ty trọn gói, dịch vụ kế toán thuế tại TP.HCM, dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng, dịch vụ báo cáo thuế cuối năm tại TPHCM và các vấn đề khác có liên quan bạn có thể liên hệ tới TIM SEN thông qua tổng đài 028.71 069 069 – 0903 016 246 (24/7) để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY TNHH TIM SEN

🏢 Địa chỉ: Tòa nhà Hoàng Anh Safomec, Số 7/1 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Tp.HCM, Việt Nam.

☎️ Điện thoại: (028) 71 069 069 – Hotline : 0903 016 246

📧 Email: info@timsen.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí (24/7) 0903 016 246

0903.016.246