Mở đại lý bán bia và nước ngọt hiện nay đang trở thành một mô hình kinh doanh phổ biến và thu hút sự quan tâm của nhiều người. Vậy muốn mở đại lý bia nước ngọt cần bao nhiêu vốn? Hồ sơ thủ tục thế nào và làm sao để nhập hàng? Dưới đây là một số kinh nghiệm mở đại lý bán bia và nước ngọt siêu lợi nhuận để bạn có thêm thông tin tham khảo.
Đại lý phân phối, nhà phân phối là gì?
Nhà phân phối là gì?
Theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP, nhà phân phối được định nghĩa là tổ chức hay cá nhân thực hiện việc mua bán, bao gồm cả bán lẻ và bán sỉ.
Những đơn vị như nhà phân phối thường hoạt động như trung gian thực hiện các giao dịch buôn bán, mua hàng từ doanh nghiệp sản xuất và bán lại cho các đại lý. Một số trường hợp, nhà phân phối có thể cung cấp trực tiếp sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng hoặc quản lý một mạng lưới đại lý khác nhau.
Đại lý phân phối là gì?
Đại lý phân phối, hay gọi tắt là đại lý, là địa điểm kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ với đối tượng chủ yếu là người tiêu dùng trực tiếp.
Đại lý phân phối có thể kinh doanh nhiều sản phẩm, dịch vụ từ nhiều nhà sản xuất hoặc nhiều nhà phân phối mà không phải tuân thủ nguyên tắc độc quyền.
Ví dụ: Đại lý phân phối nước ngọt có thể cung cấp nhiều thương hiệu khác nhau như: Pepsi, 7Up, Sprite, Coca Cola, Red Bull… mà không bị ràng buộc về nhà cung cấp hay nhà phân phối.
Hiện nay, đại lý có thể được phân loại thành bốn loại chính tùy thuộc vào phạm vi quyền hạn hoặc quan hệ giữa bên giao đại lý và đại lý: đại lý độc quyền, đại lý bao tiêu, đại lý hoa hồng và tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Mở đại lý bia nước ngọt cần bao nhiêu vốn?
Nhiều người thường nghĩ rằng việc khởi nghiệp mở đại lý bia nước ngọt đòi hỏi một lượng vốn lớn, tạo nên sự ngần ngại khi muốn đầu tư vào mô hình kinh doanh này. Tuy nhiên, quyết định về hình thức kinh doanh có thể được điều chỉnh phù hợp với số vốn hiện có.
Với một số vốn từ 50 – 100 triệu đồng, lựa chọn mở một cửa hàng tạp hóa tổng hợp, chuyên cung cấp bia và nước ngọt làm sản phẩm chủ lực có thể là lựa chọn phù hợp. Mặc dù doanh số bán hàng có thể thấp, nhưng lợi nhuận có thể cao hơn so với việc trở thành một đại lý lớn.
Mở đại lý bia nước ngọt chỉ với số vốn từ 500 triệu đến dưới 2 tỷ đồng, bạn có thể tập trung vào mô hình tổng đại lý bán bia và nước ngọt. Nhiệm vụ của bạn sẽ là phân phối toàn bộ sản phẩm bia và nước ngọt đóng chai cho đối tác và khách hàng.
✒️Các chi phí khởi nghiệp cần xem xét bao gồm:
- Chi phí thuê mặt bằng: Phụ thuộc vào khu vực, giá thuê có thể dao động từ 5 – 10 triệu/tháng. Nếu sử dụng mặt bằng sẵn có, chi phí này sẽ giảm đi.
- Chi phí nhập hàng (phụ thuộc vào quy mô kinh doanh)
- Chi phí làm bảng biển: Phụ thuộc vào diện tích mặt tiền và chất liệu, giá có thể thay đổi. Lựa chọn bảng bạt, nhôm, Aluminium, hoặc hộp đèn led để tạo ấn tượng chuyên nghiệp.
- Chi phí trang thiết bị công nghệ: Bao gồm camera, máy tính, phần mềm bán hàng và các thiết bị khác.
- Vốn lưu động để đặt hàng và mở rộng cửa hàng.
- Chi phí thuê nhân viên bán hàng.
- Chi phí truyền thông và quảng cáo.
- Chi phí thiết lập mối quan hệ với các đối tác như nhà hàng, quán nhậu, quán ăn và cafe.
- Các vật dụng cơ bản và văn phòng phẩm.
Tóm lại, mô hình này có đặc điểm dễ quản lý, không đòi hỏi vốn đầu tư lớn và có thể thuận tiện cho những người muốn bắt đầu kinh doanh. Quan trọng nhất là tìm nguồn hàng uy tín, lập kế hoạch bán hàng chi tiết và thiết lập hệ thống quản lý hợp lý để đảm bảo sự thành công của kinh doanh.
Hồ sơ – thủ tục mở nhà phân phối, đại lý bia, nước ngọt, nước giải khát
Để bắt đầu kinh doanh nhà phân phối hoặc mở đại lý bia nước ngọt bạn có thể chọn một trong hai hình thức sau: thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
✒️Theo hình thức doanh nghiệp:
▶Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để mở đại lý bia nước ngọt theo hình thức doanh nghiệp, bạn cần chuẩn bị một hồ sơ chi tiết, bao gồm:
- Điều lệ công ty kinh doanh bia nước giải khát.
- Giấy đề nghị thành lập công ty phân phối bia, nước giải khát.
- Danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần.
- Danh sách thành viên góp vốn đối với công ty TNHH.
- Giấy ủy quyền (trong trường hợp người đại diện pháp luật cử cá nhân khác nộp hồ sơ).
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật, thành viên/cổ đông góp vốn và người được ủy quyền nộp hồ sơ.
▶Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi có trụ sở chính
Để tiến hành quy trình nộp hồ sơ, bạn có thể chọn một trong ba phương thức sau:
- Cách 1: Nộp trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Cách 2: Sử dụng dịch vụ bưu chính VNPost để nộp hồ sơ;
- Cách 3: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia.
▶Bước 3: Nhận kết quả trong khoảng 5 – 7 ngày làm việc, tính từ ngày hồ sơ được nộp hợp lệ.
Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thực hiện việc cấp giấy chứng nhận thành lập công ty, đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể hoạt động trong lĩnh vực phân phối bia, nước giải khát. Trong trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, Sở sẽ thông báo bằng văn bản, đồng thời cung cấp nội dung cần sửa đổi hoặc bổ sung.
>>> Xem thêm: Phí đăng ký thành lập công ty bao nhiều tiền?
✒️Theo hình thức hộ kinh doanh cá thể:
▶Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để mở đại lý bia nước ngọt dưới hình thức Hộ kinh doanh (HKD), bạn cần chuẩn bị hồ sơ chi tiết sau:
- Giấy đề nghị thành lập hộ cá thể kinh doanh bia nước ngọt.
- Thông tin đăng ký hộ kinh doanh, bao gồm tên, địa chỉ, vốn, số lao động sử dụng, thông tin chủ hộ kinh doanh…
- Bản sao công chứng hợp lệ:
- Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập HKD bia và nước giải khát.
- CMND/CCCD chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình.
- Sổ hồng hoặc hợp đồng thuê/mượn địa điểm mở đại lý, nhà phân phối.
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có).
▶Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi có địa điểm kinh doanh.
Hồ sơ có thể được nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện (Phòng Tài chính – Kế hoạch) hoặc qua hình thức nộp online trên trang dịch vụ công của quận/huyện hoặc trang dịch vụ công quốc gia.
▶Bước 3: Chờ nhận giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với ngành nghề kinh doanh là bia và nước giải khát. Sau khoảng 7 – 10 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét và cấp giấy phép nếu hồ sơ đạt yêu cầu. Trong trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, cơ quan sẽ gửi thông báo về nội dung cần sửa đổi hoặc bổ sung.
Các loại giấy phép con liên quan khi mở đại lý bia nước ngọt
Mở đại lý bia nước ngọt yêu cầu giấy phép và các loại giấy tờ con sau:
✒️Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép hộ kinh doanh bia, nước ngọt.
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo điều kiện vệ sinh ATTP.
- Giấy xác nhận tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giấy khám sức khỏe của chủ hộ kinh doanh.
✒️Bản công bố sản phẩm nước giải khát:
- Bản tự công bố sản phẩm nước giải khát.
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bia, nước giải khát.
- Bản chính hoặc bản sao giấy chứng thực phiếu kết quả kiểm nghiệm ATTP của sản phẩm.
>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TPHCM
Một số kinh nghiệm mở đại lý bia nước ngọt doanh thu siêu khủng
Trong việc kinh doanh đại lý bia hơi, nước ngọt việc nắm vững kinh nghiệm là quan trọng để đảm bảo hiệu quả kinh doanh cao nhất. Dưới đây là một số kinh nghiệm hữu ích mà chúng tôi muốn chia sẻ để bạn có thêm thông tin và tham khảo:
✒️Vị trí kinh doanh:
✒️Chiến lược giá bán:
✒️Mở rộng danh mục sản phẩm và dịch vụ:
✒️Nguồn nhập hàng và chiến lược cạnh tranh:
Các đại lý bia, nước ngọt uy tín, giá rẻ
Dưới đây là một số đại lý bia và nước ngọt uy tín và phổ biến mà bạn có thể xem xét khi lựa chọn đối tác kinh doanh.
✒️Heineken Việt Nam:
✒️Công ty TNHH Carlsberg Việt Nam:
✒️Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco):
✒️Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco):
Mong rằng các thông tin mà TIM SEN chia sẻ đã giúp bạn ước lượng được mở đại lý bia nước ngọt cần bao nhiêu vốn và tìm thấy nguồn hàng đáng tin cậy với nhiều ưu đãi để phát triển kinh doanh.