Các khoản giảm trừ doanh thu là gì? Hướng dẫn cách hạch toán trong doanh thu

Trong hoạt động bán hàng có thể phát sinh các nghiệp vụ làm giảm trừ doanh thu từ việc bán hàng hoá, sản phẩm và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Vậy, các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm những gì? Cách hạch toán khoản giảm trừ doanh thu ra sao? Hãy cùng Công ty Tim Sen giải đáp thắc mắc!

Các khoản giảm trừ doanh thu là gì?

Các khoản giảm trừ doanh thu là những khoản phát sinh được điều chỉnh làm giảm doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Tùy theo từng chế độ kế toán mà doanh nghiệp sẽ áp dụng các phương pháp giảm trừ doanh thu khác nhau.

cac khoan giam tru doanh thu 2 - Các khoản giảm trừ doanh thu là gì? Hướng dẫn cách hạch toán trong doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu như sau:

Chiết khấu thương mại

Là khoản tiền mà doanh nghiệp giảm giá hoặc khuyến mại cho những khách hàng mua hàng hóa và dịch vụ với số lượng lớn.

Hàng bán bị trả lại

Là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng hoặc không đúng quy cách phẩm chất, chủng loại,…

Giảm giá hàng bán

Là khoản tiền mà doanh nghiệp chấp nhận giảm cho người mua khi cung cấp hàng hóa dịch vụ không đảm bảo điều kiện chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết giữa hai bên.

cac khoan giam tru doanh thu 3 - Các khoản giảm trừ doanh thu là gì? Hướng dẫn cách hạch toán trong doanh thu
Các khoản giảm trừ trong doanh nghiệp

Hạch toán các nghiệp vụ tổng quát

Là công việc mà kế toán phải thực hiện hàng ngày, các hoạt động bao gồm: thu/chi tiền bán hàng, nhập/xuất quỹ tiền mặt, kê khai thuế, bút toán báo cáo tài chính,…

Các khoản thuế gián thu tính trực tiếp trên doanh thu

Với trường hợp các khoản thuế tính trực tiếp trên doanh thu, kế toán ghi nhận nghiệp vụ làm giảm doanh thu. Tuy nhiên, trong kỳ không xác định được số thuế của tài khoản thuế này tại thời điểm phát sinh giao dịch, nghĩa vụ thuế được gộp chung vào TK 511. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, định kỳ kế toán tính số thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu tương ứng. 

cac khoan giam tru doanh thu 4 - Các khoản giảm trừ doanh thu là gì? Hướng dẫn cách hạch toán trong doanh thu
Các khoản thuế gián thu trực tiếp trên doanh thu là gì?

Tài khoản sử dụng hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

Để hạch toán khoản giảm trừ doanh thu, theo thông tư 200/2014/TT-BTC tài khoản 511 có 6 tài khoản cấp 2 bao gồm:

TK 5211 – Chiết khấu thương mại.

TK 5212 – Hàng bán bị trả lại.

TK 5213 – Giảm giá hàng bán.

TK 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá.

TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.

TK 5118 – Doanh thu khác.

Kết cấu tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu

Bên nợ

  • Số tiền chiết khấu thương mại thanh toán cho khách hàng.
  • Số lượng giảm giá hàng hóa bán chấp thuận cho người mua hàng.
  • Doanh thu của hàng hóa bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc trừ vào khoản phải thu khách hàng về sản phẩm, hàng hóa đã bán.

Bên có

  • Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng hóa bán bị trả lại sang tài khoản  511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định doanh.
  • Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ.

Cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

cac khoan giam tru doanh thu 5 - Các khoản giảm trừ doanh thu là gì? Hướng dẫn cách hạch toán trong doanh thu

Hướng dẫn cách hạch toán giảm trừ doanh thu theo các thông tin chi tiết dưới đây.

Hạch toán chiết khấu thương mại

Hạch toán chiết khấu thương mại được chia thành 2 trường hợp:

1/ Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Khi phát sinh khoản chiết khấu thương mại cho khách hàng mua hàng, ghi:

  • Nợ TK 5211 – Chiết khấu thương mại.
  • Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp ghi giảm.
  • Có TK 111,112,131: Tổng giá trị chiết khấu thanh toán cho khách hàng.

2/ Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

  • Nợ TK 5211 – Chiết khấu thương mại.
  • Có TK 111,112,131: Tổng giá trị chiết khấu thanh toán cho khách hàng.

Hạch toán giảm giá hàng bán

1/ Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

  • Nợ TK 5213: Giảm giá hàng bán cho khách hàng.
  • Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp ghi nhận nay ghi giảm.
  • Có TK 111,112,131: Tổng giá trị hàng giảm cho khách hàng.

2/Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

  • Nợ TK 5213: Giảm giá hàng bán cho khách hàng.
  • Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị giảm cho khách hàng.

Hạch toán hàng bán bị trả lại

cac khoan giam tru doanh thu 6 - Các khoản giảm trừ doanh thu là gì? Hướng dẫn cách hạch toán trong doanh thu
Hạch toán hàng bán trả lại

Phản ánh khoản doanh thu hàng hóa bán bị trả lại:

1/Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

  • Nợ TK 5212: Doanh thu hàng hóa bán bị trả lại.
  • Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp được ghi nhận nay ghi giảm.
  • Có TK 111,112,131: Tổng giá trị hàng hóa bán bị trả lại.

2/Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

  • Nợ TK 5212: Doanh thu của hàng bán bị trả lại
  • Có TK 111,112,131: Tổng doanh thu hàng hóa bán bị trả lại bao gồm cả thuế.

Phản ánh giá trị hàng hóa nhập lại kho và ghi giảm giá vốn của hàng hóa nhập kho:

  • Nợ TK 156: Giá trị hàng hóa bị trả lại nhập kho.
  • Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (ghi nhận giảm).

Bút toán kết chuyển cuối kỳ các khoản giảm trừ doanh thu

Cuối kỳ kế toán thì nhiệm vụ của kế toán là thực hiện bút toán kết chuyển khoản giảm trừ doanh thu cho khách hàng bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại ở bút toán trên sang bên Nợ TK 511 để tính doanh thu thuần.

Bút toán được ghi như sau:

  • Nợ TK 511: Các khoản giảm trừ doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • Có TK 5211: Chiết khấu thương mại.
  • Có TK 5213: Giảm giá hàng bán.
  • Có TK 5212: Hàng bán bị trả lại.
cac khoan giam tru doanh thu 7 - Các khoản giảm trừ doanh thu là gì? Hướng dẫn cách hạch toán trong doanh thu
Bút toán kết chuyển cuối kỳ các khoản giảm trừ doanh thu

Với những thông tin trên đây đã giúp khách hàng hiểu biết rõ ràng hơn về cách ghi các khoản giảm trừ doanh thu. Nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Tim Sen để được tư vấn cụ thể và trực tiếp nhé. Sở hữu nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong ngành, Công ty Tim Sen luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí (24/7) 0903 016 246

0903.016.246