HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU, XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO ????

Trong thực tế, hợp đồng lao động (HĐLĐ) vô hiệu xảy ra rất nhiều và đa dạng. Sự vô hiệu có thể tước đi quyền được duy trì và thực hiện hợp đồng của các bên trong quan hệ lao động. Việc này ảnh hưởng không nhỏ tới quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp cũng như người lao động (NLĐ).

Chính vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của chính mình; doanh nghiệp hay NLĐ đều nên tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng lao động vô hiệu.

Hãy cùng Công ty Tim Sen – đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán thuế tại TP.HCM xem chi tiết nội dung này nhé.

HĐLĐ vô hiệu toàn bộ HĐLĐ vô hiệu từng phần
Trường hợp vô hiệu – Toàn bộ nội dung của HĐLĐ trái pháp luật;

– Người ký kết HĐLĐ không đúng thẩm quyền (Xem chi tiết tại Điều 14 Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH).

– Công việc mà hai bên đã giao kết trong HĐLĐ là công việc bị pháp luật cấm;

– Nội dung của HĐLĐ hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của NLĐ.

– Nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.
Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của HĐLĐ quy định quyền lợi của NLĐ thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của HĐLĐ hạn chế các quyền khác của NLĐ thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu.
Thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu Tòa án nhân dân
Xử lý HĐLĐ vô hiệu – Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do người ký kết HĐLĐ không đúng thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính có trách nhiệm hướng dẫn các bên ký lại HĐLĐ.

Nội dung của HĐLĐ ký lại theo đúng thẩm quyền là nội dung mà NLĐ và doanh nghiệp đã thỏa thuận trong HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

HĐLĐ được ký lại theo đúng thẩm quyền có hiệu lực kể từ ngày ký.

Thời gian NLĐ bắt đầu làm việc theo HĐLĐ do người ký kết không đúng thẩm quyền cho đến khi ký lại HĐLĐ theo đúng thẩm quyền thì quyền và lợi ích của mỗi bên được thực hiện theo thỏa thuận trong HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu do người ký kết không đúng thẩm quyền.

Thời gian NLĐ bắt đầu làm việc theo HĐLĐ do người ký kết không đúng thẩm quyền cho đến khi ký lại HĐLĐ theo đúng thẩm quyền được tính là thời gian làm việc cho doanh nghiệp để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu từng phần, doanh nghiệp và NLĐ phải sửa đổi, bổ sung HĐLĐ bằng việc ký kết phụ lục HĐLĐ hoặc giao kết HĐLĐ mới theo quy định của pháp luật.

– Trong thời gian từ khi tuyên bố HĐLĐ vô hiệu từng phần đến khi hai bên sửa đổi, bổ sung phần nội dung bị tuyên bố vô hiệu thì quyền và lợi ích của NLĐ được giải quyết theo quy định của nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và quy định của pháp luật về lao động.

HĐLĐ vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì hai bên thỏa thuận lại bằng việc ký kết phụ lục HĐLĐ hoặc giao kết HĐLĐ mới theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận với tiền lương trong HĐLĐ vô hiệu theo thời gian thực tế làm việc của NLĐ nhưng tối đa không quá 12 tháng (theo hướng dẫn tại Điều 13  Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH).

– HĐLĐ có toàn bộ nội dung của hợp đồng trái pháp luật bị hủy bỏ khi có quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu toàn bộ.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng quy định quyền lợi của NLĐ thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì doanh nghiệp và NLĐ có trách nhiệm giao kết HĐLĐ mới theo quy định của pháp luật về lao động.

Trong thời gian từ khi tuyên bố HĐLĐ vô hiệu toàn bộ đến khi hai bên giao kết HĐLĐ mới thì quyền và lợi ích của NLĐ được giải quyết theo quy định của nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và quy định của pháp luật về lao động.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do nội dung của HĐLĐ hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của NLĐ, doanh nghiệp và NLĐ có trách nhiệm giao kết HĐLĐ mới theo quy định của pháp luật về lao động.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do công việc mà hai bên đã giao kết trong HĐLĐ là công việc bị pháp luật cấm, doanh nghiệp và NLĐ có trách nhiệm giao kết HĐLĐ mới theo quy định của pháp luật về lao động.

Trường hợp không giao kết được HĐLĐ mới thì doanh nghiệp có trách nhiệm trả cho NLĐ một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất cứ mỗi năm làm việc bằng một tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố tại thời điểm có quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu toàn bộ.

Khởi kiện hoặc khiếu nại Trường hợp không đồng ý với quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu thì doanh nghiệp hoặc NLĐ tiến hành khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Một số công tác tuyển dụng nhân sự phổ biến hiện nay

Trong bất kỳ lúc nào, nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc nào liên quan dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ thành lập công ty tại long an, đăng ký thành lập công ty, thành lập công ty tnhh  và các vấn đề khác có liên quan bạn có thể liên hệ tới TIM SEN thông qua tổng đài 028.71 069 069 – 0903 016 246 (24/7) để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY TNHH TIM SEN

  • Địa chỉ: Tòa nhà Hoàng Anh Safomec, Số 7/1 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Tp.HCM, Việt Nam.
  • Điện thoại: (028) 71 069 069 – Hotline : 0903 016 246
  • Email : info@timsen.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí (24/7) 0903 016 246

0903.016.246