Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh mới và những điều cần lưu ý

Bạn đang cần đăng ký địa điểm kinh doanh mới sau khi đăng ký thành lập công ty nhưng chưa nắm hết các điều luật cần thiết? Bạn không biết nên chuẩn bị giấy tờ gì và nên bắt đầu từ đâu? Đừng lo lắng, hãy để Tim Sen dẫn dắt bạn, chỉ cho bạn những điều cần lưu ý.

Địa điểm kinh doanh là gì?

Căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP: “Địa điểm kinh doanh là cơ sở cố định để tiến hành hoạt động kinh doanh, không bao gồm cơ sở cung cấp tạm thời hàng hóa hay dịch vụ”.

Như vậy, có thể hiểu địa điểm kinh doanh là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Và đó cũng là nơi mà doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động kinh doanh.

dang ky dia diem kinh doanh 1 - Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh mới và những điều cần lưu ý

Thành lập địa điểm kinh doanh

Những yêu cầu khi đăng ký địa điểm kinh doanh

Khi bắt đầu đăng ký địa điểm cho hoạt động kinh doanh, bạn nên lưu ý một số yêu cầu sau:

Tên địa điểm kinh doanh

Theo quy định tại Khoản 1 điều 41 Luật doanh nghiệp 2014 thì:

  • “Tên, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu”.

Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.

Căn cứ theo Khoản 2, 3 Điều 20 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp:

  • “ Ngoài tên bằng tiếng Việtđịa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt”.
  • “ Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp””.

Mã số địa điểm kinh doanh

Căn cứ theo Khoản 6 Điều 8 Nghị định 78/2015/NĐ-CP: “Mã số của địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh”.

Địa chỉ địa điểm kinh doanh

Doanh nghiệp có thể đăng ký địa điểm kinh doanh ở ngoài địa chỉ của trụ sở chính. Địa điểm kinh doanh chỉ được lập tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hoặc là nơi mà doanh nghiệp đặt chi nhánh.

Ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề của địa điểm kinh doanh mới đăng ký sẽ phụ thuộc vào công ty mẹ. Bên cạnh đó, trong giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh không hiện ngành nghề kinh doanh.

dang ky dia diem kinh doanh 2 - Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh mới và những điều cần lưu ý

Những yêu cầu khi đăng ký địa điểm kinh doanh cần phải biết

Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh chi tiết

Khi đã nắm được những thông tin cơ bản, điều tiếp theo bạn nên hiểu rõ chính là thủ tục đăng ký.

Nội dung hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh

Đây là sẽ phần mà doanh nghiệp cung cấp thông tin về địa điểm đăng ký và một số thông tin khác. Gồm có:

  • Mã số doanh nghiệp;
  • Tên doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, hoặc tên và địa chỉ chi nhánh;
  • Tên và địa chỉ địa điểm kinh doanh;
  • Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
  • Họ, tên, nơi cư trú, số CMND hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu chi nhánh.

dang ky dia diem kinh doanh 3 - Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh mới và những điều cần lưu ý

Nội dung hồ sơ đăng ký

Cơ quan giải quyết và thời gian xử lý hồ sơ

Hồ sơ về việc đăng ký sẽ được nộp về Phòng Đăng ký kinh doanh để được giải quyết và thông qua.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký. Đồng thời cập nhật thông tin địa điểm lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nếu có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.

Những lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh

  • Khai thuế, hạch toán, kế toán

Địa điểm đăng ký kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào công ty. Các hình thức hạch toán phụ thuộc, sử dụng hóa đơn của công ty.

  • Con dấu

Địa điểm đăng ký kinh doanh không được phép đăng ký và sử dụng con dấu.

Trên đây là những gì mà doanh nghiệp cần biết khi có nhu cầu về thành lập địa điểm kinh doanh. Tim Sen hi vọng đã giúp quý khách hiểu rõ và nắm được các thủ tục cần thiết.

>>> Xem thêm: Mẫu quyết định thành lập công ty mới nhất 2020 – Tim Sen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí (24/7) 0903 016 246

0903.016.246