I. Đối tượng hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm
Căn cứ theo Điều 49 của Bộ luật Lao động 2012, người sử dụng lao động phải chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt trong các trường hợp sau:
– Người Lao Động làm việc thường xuyên cho đơn vị từ đủ 12 tháng trở lên
– Người Lao Động bị mất việc làm do đơn vị không bố trí được công việc.
– Người Lao Động phải thoả mãn điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm.
II. Điều kiện hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm
Để được hưởng trợ cấp mất việc làm , người lao động phải đủ các điều kiện sau:
- Do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà không thể bố trí công việc cho người lao động…
- Người lao động đã làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên
III.Thời gian tính hưởng trợ cấp mất việc làm:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 Bộ luật Lao động 2012 thì thời gian tính hưởng trợ cấp mất việc làm được xác định như sau:
Thời gian tính hưởng trợ cấp mất việc làm | = | Tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ | – | Thời gian NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp | – | Thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc trước đây (nếu có) |
Trong đó:
Tổng thời gian làm việc thực tế của lao động tại doanh nghiệp bao gồm:
- Tổng thời gian lao động đã làm việc cho doanh nghiệp, bao gồm cả làm việc tại địa điểm văn phòng và các nơi khác.
- Thời gian người lao động tham gia các khóa học do doanh nghiệp cử đi để phục vụ cho công việc.
- Thời gian nghỉ tuần, nghỉ lễ, Tết theo quy định chung của nhà nước và quy định riêng của từng doanh nghiệp.
- Thời gian nghỉ để hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội.
- Thời gian nghỉ để thực hiện các nghĩa vụ của công dân theo quy định của Nhà nước và vẫn hưởng lương.
- Thời gian người lao động nghỉ việc vì các lý do khách quan, không phải do người lao động.
- Thời gian người lao động bị tạm giữ vì nghi ngờ vi phạm pháp luật nhưng sau đó được tuyên bố không phạm tội.
Thời gian tham gia BH thất nghiệp của lao động bao gồm:
- Thời gian đơn vị đã đóng BHTN theo quy định của pháp luật;
- Thời gian đơn vị đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của NLĐ một khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Kể từ 01/01/2009 trở đi, nếu người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp tại đơn vị thì sau khi nghỉ việc, sẽ không được chi trả CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM mà hưởng chế độ trợ cấp theo quy định của Luật BHXH. Căn cứ theo Điều 49 của Bộ luật Lao động 2012, người sử dụng lao động phải chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt trong các trường hợp sau:
IV. Cách tính mức hưởng trợ cấp mất việc làm
Mức hưởng Trợ cấp mất việc làm | = | Tiền lương tính trả Trợ cấp mất việc | x | Thời gian tính hưởng Trợ cấp mất việc |
Trong đó:
– Tiền lương tính trả Trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của Người Lao Động 06 tháng liền kề trước khi chấm dứt.
– Thời gian tính hưởng Trợ cấp mất việc được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.
– Mức trợ cấp mất việc làm được hưởng thấp nhất bằng 2 tháng tiền lương
V. Đối tượng chi trả trợ cấp mất việc làm
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 của Bộ luật Lao động năm 2012:
- Đối tượng chi trả: :Là người sử dụng lao động, tức doanh nghiệp là đối tượng chi trả Trợ cấp mất việc làm cho người lao động.
- Thời hạn chi trả: Theo đó, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, doanh nghiệp và người lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên.
- Trường hợp đặc biệt, thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ.
VI. Ví dụ minh họa :
Ông Nguyễn Văn Anh được hưởng trợ cấp mất việc do Công ty B thực hiện cơ cấu lại tổ chức, không sắp sếp được công việc cho ông Anh, công ty cho ông thôi việc.
Mức bình quân tiền lương 6 tháng cuối trước khi nghỉ việc của ông Anh theo HĐLĐ là 15.000.000 đồng.
Tại Công ty B, Ông Anh có:
– Tổng thời gian làm việc là 10 năm 7 tháng;
– Thời gian tham gia BHTN là 8 năm;
– Thời gian được chi trả trợ cấp thôi việc là 1 năm.
Vậy:
– Thời gian được chi trả trợ cấp mất việc của ông Anh = 10 năm 7 tháng – 8 năm – 1 năm = 1 năm 7 tháng => thời gian được chi trả trợ cấp là 2 năm tính hưởng.
– Mức hưởng trợ cấp trợ cấp mất việc làm = 2 tháng x 15.000.000đ = 30.000.000đ
Trong bất kỳ lúc nào, nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc nào liên quan thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh, công việc báo cáo thuế, lập hồ sơ sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế và các vấn đề khác có liên quan bạn có thể liên hệ tới TIM SEN thông qua tổng đài 028.71 069 069 – 0903 016 246 (24/7) để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!
Xem thêm: HƯỚNG DẪN THỦ TỤC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN NĂM 2023
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY TNHH TIM SEN
Địa chỉ: Tòa nhà Hoàng Anh Safomec, Số 7/1 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Tp.HCM, Việt Nam.
Điện thoại: (028) 71 069 069 – Hotline : 0903 016 246
Email: info@timsen.vn