Theo Quyết định 1355/QĐ-TLĐ và Hướng dẫn 11/HD-TLĐ ngày 01/10/2020, việc thu đoàn phí công đoàn, kinh phí công đoàn 2021 được thực hiện như sau:
Về nguyên tắc chung khi lập và giao dự toán tài chính công đoàn 2021
– Kinh phí công đoàn 2% được tính trên tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng BHXH theo quy định. Do đó, cơ sở xác định Quỹ tiền lương nộp kinh phí công đoàn 2% năm 2021 tại các đơn vị được tính trên tiền lương bình quân đóng BHXH 6 tháng đầu năm 2020 tại các đơn vị nhân với số lao động thuộc đối tượng phải đóng BHXH.
– Đoàn phí công đoàn thu trên số đoàn viên công đoàn theo tiền lương và phụ cấp tại từng khu vực và theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016.
Hãy cùng Công ty TIM SEN – đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán thuế tại TP.HCM xem chi tiết nội dung này.
Thu kinh phí công đoàn
Thực hiện theo mục 1 Phần II Quy định kèm theo Quyết định 1355/QĐ-TLĐ ngày 01/10/2020, cụ thể như sau:
Số thu kinh phí công đoàn (KPCĐ) được xác định trên cơ sở số lao động phải đóng KPCĐ và tiền lương bình quân của lao động. Cách xác định cụ thể như sau:
– Lao động thuộc đối tượng phải đóng KPCĐ:
✒️Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở:
LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn: phải tổ chức thống kê số lao động thuộc đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại các đơn vị theo khu vực hành chính sự nghiệp, khu vực sản xuất kinh doanh.Số lao động được thống kê tại các đơn vị bao gồm: số lao động đang đóng BHXH tại thời điểm 30/6/2020, khuyến khích các đơn vị lấy được số liệu sát thời điểm lập dự toán 2021 (theo số liệu của cơ quan BHXH cung cấp tại Khoản 5 Điều 8 Quy chế phối hợp 3601/QCPH-TLĐ-BHXH), số lao động tại đơn vị thuộc đối tượng phải nộp KPCĐ nhưng chưa tham gia BHXH, số lao động dự kiến tăng (giảm) tại đơn vị trong năm kế hoạch 2021.
✒️Đối với doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở:
– Về quỹ lương thu kinh phí công đoàn:
Quỹ tiền lương xác định thu kinh phí công đoàn năm 2021 tại các đơn vị được xác định từ tiền lương đóng BHXH cho người lao động bình quân 6 tháng đầu năm 2020 có xác định yếu tố tăng trưởng (theo số liệu của cơ quan BHXH cung cấp) nhân với số lao động thuộc đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn được xác định tại mục “1.1. Lao động thuộc đối tượng phải đóng KPCĐ” của Quy định kèm theo Quyết định 1355/QĐ-TLĐ ngày 01/10/2020.
Số dự toán thu KPCĐ khu vực sản xuất kinh doanh tại LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn là dữ liệu để nhập Phần mềm thu KPCĐ khu vực SXKD năm 2021 theo Hướng dẫn 1305/HD-TLĐ ngày 15/8/2017 thu kinh phí công đoàn khu vực sản xuất kinh doanh qua tài khoản của Tổng Liên đoàn; Hướng dẫn 09/HD-TLĐ ngày 10/9/2020 thu kinh phí công đoàn khu vực sản xuất kinh doanh qua tài khoản Công đoàn Việt Nam mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Thu đoàn phí công đoàn
Thực hiện theo mục 2 Phần II Quy định kèm theo Quyết định 1355/QĐ-TLĐ ngày 01/10/2020, cụ thể như sau:
Số thu đoàn phí công đoàn (ĐPCĐ) năm 2021 được xác định trên cơ sở số đoàn viên thực tế (có đối chiếu với Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn) tại các công đoàn cơ sở nhân với tiền lương và phụ cấp của đoàn viên được quy định chi tiết tại Chương IV Quyết định 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016.
Mức thu ĐPCĐ bình quân của 1 đoàn viên năm 2021 tại các LĐLĐ tỉnh thành phố, Công đoàn ngành TW và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn đảm bảo không thấp hơn mức thu bình quân của 1 đoàn viên công đoàn theo báo cáo quyết toán năm 2019 được duyệt.
Trong trường hợp các địa phương bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 cần có thuyết minh giải trình riêng về việc số thu ĐPCĐ sụt giảm so với số quyết toán 2019.
Mức đóng kinh phí Công đoàn và Đoàn phí Công đoàn
Căn cứ vào Nghị định 191/2013/NĐ-CP; Nghị định 88/2015/NĐ-CP và Hướng dẫn 2212/HD-TLĐ có quy định đối tượng, mức đóng và phương thức đóng kinh phí công đoàn như sau:
Đối tượng: Các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp không thành lập tổ chức công đoàn.
Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Riêng đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân.
Thời gian nộp kinh phí Công đoàn và Đoàn phí Công đoàn
Thời gian nộp kinh phí Công đoàn và Đoàn phí Công đoàn thường được doanh nghiệp đóng mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động. Thời gian nộp kinh phí này có thể khác nhau tùy theo quy định của từng doanh nghiệp. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về cách tính và đóng kinh phí Công đoàn thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi.
Mức phạt không đóng kinh phí công đoàn
Theo điểm a khoản 1 Điều 38 Nghị định số 12/2022/ND-CP, người sử dụng lao động chậm đóng đoàn phí sẽ bị phạt từ 12% đến 15% tổng số tiền đóng công đoàn. kinh phí công đoàn. Khi vi phạm hành chính được lập biên bản nhưng không vượt quá 75.000.000 đồng.
Nếu doanh nghiệp vi phạm quy định sẽ bị phạt gấp đôi mức phạt cá nhân theo quy định trên. (Điều 6, Khoản 1 và Điều 3, điểm d Nghị định số 12/2022/ND-CP)
Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định kỷ luật, doanh nghiệp phải nộp cho công đoàn số tiền đoàn phí chậm đóng, thiếu, chưa đóng và lãi đối với số phí công đoàn chưa đóng, quá hạn tính theo lãi suất cao nhất trên số tiền ký quỹ hiện hành. Lãi suất do các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
(Điều 38, Khoản 3 Nghị định số 12/2022/ND-CP)
Xem chi tiết nội dung tại Hướng dẫn 11/HD-TLĐ ngày 01/10/2020 và Quyết định 1355/QĐ-TLĐ ngày 01/10/2020.
Trên đây là nội dung bài viết được Công ty TIM SEN – đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán thuế tại TP.HCM gửi tới bạn đọc.
Trong bất kỳ lúc nào, nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc nào liên quan thành lập công ty trọn gói, dịch vụ làm báo cáo thuế, dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng, dịch vụ báo cáo thuế cuối năm tại TPHCM và các vấn đề khác có liên quan bạn có thể liên hệ tới TIM SEN thông qua tổng đài 028.71 069 069 – 0903 016 246 (24/7) để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TIM SEN
|