Sau khi thành lập công ty và phát triển thì nhu cầu mở rộng là yếu tố quyết định tình hình kinh doanh của mỗi doanh nghiêp. Khi đó, các doanh nghiệp thường sẽ phân vân lựa chọn giữa văn phòng đại diện và chi nhánh. Vậy chức năng của văn phòng đại diện có gì khác khi so sánh với chức năng chi nhánh?
Hãy cùng Tim Sen tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Văn phòng đại diện là gì?
So sánh giữa văn phòng đại diện và chi nhánh
Như trong Khoản 2 điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
“Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó”.
Trong khi đó, chi nhánh có định nghĩa như sau: “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”, theo Khoản 1 điều 45 Luật doanh nghiệp 2014.
Chức năng của văn phòng đại diện khác gì chi nhánh công ty?
Phải có lý do khi mà các doanh nghiệp phân vân lựa chọn một trong hai hình thức mở rộng này. Vậy khi xét về chức năng giữa hai hình thức, chúng khác nhau ra sao:
Chức năng của văn phòng đại diện
Hình thức hạch toán
Về chi nhánh, có thể lựa chọn giữa hình thức hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập. Trong khi đó, văn phòng đại diện chỉ có thể chọn hình thức hạch toán phụ thuộc.
Phạm vi thành lập
Về phạm vi thành lập, chi nhánh chỉ có thể được thành lập trong phạm vi ranh giới quốc gia. Có thể được thành lập cùng tỉnh hay là khác tỉnh.
Còn về văn phòng đại diện, phạm vi thành lập có thể ra ngoài khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Hình thức Kế toán và kê khai thuế
- Chi nhánh đăng ký hình thức hạch toán phụ thuộc
Nếu cùng tỉnh thì công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm làm báo cáo thuế hàng quý, hàng năm. Đồng thời sử dụng chữ ký số công ty mẹ để nộp thuế môn bài. Còn nếu khác tỉnh, chi nhánh sẽ phải khắc con dấu riêng, mua chữ ký số riêng để nộp thuế môn bài.
- Chi nhánh đăng ký hình thức hạch toán độc lập
Dù cùng hay khác tỉnh thì đều phải mua chữ ký số riêng, làm khai thuế ban đầu như hồ sơ công ty mẹ. Bên cạnh đó, chi nhánh còn phải làm báo cáo thuế hàng quý và quyết toán thuế cuối năm.
- Văn phòng đại diện
Công ty mẹ sẽ nộp tờ khai lệ phí môn bài, nộp thuế môn bài, kê khai thuế cho văn phòng đại diện.
Hình thức Kế toán
Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện gồm những gì?
- Thông báo thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp;
- Bản sao quyết định thành lập, và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên về việc thành văn phòng đại diện của doanh nghiệp;
- Bản sao Thẻ CCCD, Giấy CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu văn phòng đại diện.
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện.
Như vậy, Tim Sen đã có thể giúp doanh nghiệp giải quyết băn khoăn khi chọn hình thức mở rộng. Với bài viết này, chúng tôi hi vọng quý khách có thể tìm ra được phương án phù hợp nhất.
Nếu còn bất kì thắc mắc gì về chức năng của văn phòng đại diện, xin hãy liên hệ (028) 71 069 069. Chúng tôi sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của quý khách. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Tim Sen, xin để lại thông tin chi tiết. Nhân viên tư vấn sẽ liên lạc lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.
>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh mới và những điều cần lưu ý