Cá nhân có thu nhập phải chịu thuế và kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật. Vậy đối tượng nào phải áp dụng khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần để xác định thuế TNCN phải nộp? Hãy cùng Công ty TIM SEN – đơn vị cung cấp dịch vụ khai thuế tại TP.HCM tìm hiểu thông tin chi tiết nội dung này.
Biểu thuế lũy tiến từng phần là gì?
Thuế thu nhập cá nhân lũy tiến (hay còn gọi là lũy tiến từng phần) là phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân mà trong đó người có thu nhập tính thuế sẽ phải nộp thuế theo mức thu nhập cá nhân tương ứng, thu nhập thấp sẽ nộp số thuế thấp, mức thuế phải nộp tăng dần theo từng bậc thuế.
Đối tượng khấu trừ thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần
Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi 2014), trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi 2012).
Biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định như thế nào?
Biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định tại Điều 22 Luật thuế Thu nhập cá nhân 2007 được quy định như sau:
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) |
Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) |
Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi 2014), trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi 2012).
Cách tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần
Căn cứ theo Điều 7, Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất. Công thức tính cụ thể như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất |
Để xác định được số thuế phải nộp, bạn cần tính được thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ. Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế. |
Như vậy, để tính được thu nhập tính thuế theo công thức trên bạn cần thực hiện tính từng thành phần có trong công thức
Khi tính được thu nhập tính thuế TNCN, sẽ áp dụng mức thuế suất tăng dần từ thấp đến cao (thuế suất thuế thu nhập cá nhân tăng từ 5% đến 35%) tương ứng với mức thu nhập tính thuế tăng dần.
Theo đó, các cá nhân có thu nhập tính thuế cao sẽ nộp thuế theo một tỷ lệ phần trăm trên thu nhập chịu thuế cao hơn so với các cá nhân có thu nhập tính thuế thấp.
Trên đây là nội dung bài viết về biểu thuế lũy tiến từng phần được Công ty TIM SEN – đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán thuế tại TP.HCM gửi tới bạn đọc. Trong bất kỳ lúc nào, nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc nào liên quan thành lập công ty trọn gói, dịch vụ khai thuế, dịch vụ kế toán thuế trọn gói và các vấn đề khác có liên quan bạn có thể liên hệ tới TIM SEN thông qua tổng đài 028.71 069 069 – 0903 016 246 (24/7) để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY TNHH TIM SEN
|