NHỮNG VẤN ĐỀ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ DOANH NGHIỆP CẦN LƯU Ý

Chắc hẳn trong quá trình hoạt động, Doanh nghiệp luôn gặp những vấn đề oái ăm về Công đoàn cơ sở như không đóng tiền kinh phí công đoàn, không được xác nhận các hồ sơ khi lấy ý của công đoàn cơ sở, … Tất cả các vấn đề trên đều xuất phát ở việc Doanh nghiệp thường không có biết Công đoàn là gì, Công đoàn Cơ sở là, Có lợi ích gì và tại sao lại phải đóng tiền Kinh phí công đoàn?

Hãy cùng Công ty Tim Sen – đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán thuế tại TP.HCM xem chi tiết nội dung này..

1. CÔNG ĐOÀN

Theo cách hiểu đơn giản nhất: Công đoàn là một tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là một thành viên của hệ thống chính trị xã hội được tổ chức từ Trung Ương đến địa phương, đặt dưới dự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam; cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

2. CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ.

Công đoàn cơ sở là tổ chức cấp cơ sở của công đoàn được thành lập tại đơn vị sử dụng lao động có từ 5 công đoàn viên trở lên tự nguyện tham gia, gia nhập, được công đoàn cấp trên quyết định công nhận. Thông thường hoạt đddoong, tên gọi của công đoàn cơ sở gắn với thời gian hoạt động, tên của doanh nghiệp.

3. VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN/CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

Công đoàn/Công đoàn cơ sở được quy định đảm nhiệm các vai trò sau:

– Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.

– Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể.

– Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.

– Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.

– Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.

– Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.

– Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.

– Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.

– Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.

– Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật”.

4. KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN

Theo quy định, Kinh phí Công đoàn là nguồn thu cơ bản để duy trì hoạt động cũng như bảo đảm vao trò của tổ chức Công đoàn/Công đoàn Cơ sở được thực thi trong thực tế. Luật quy định rõ về các khoản liên quan đến tổ chức đóng kinh phí công đoàn như sau:

 + Mức đóng: 2%* Quỹ lương tham gia BHXH

 + Tổ chức đóng: Tất các các tổ chức từ nhà nước đến tư nhân, không phân biệt có thành lập hay không thành lập tổ chức CĐCS.

Trong thực tiễn, nhiều doanh nghiệp không đóng khoản kinh phí công đoàn này vì cho rằng không bị phạt, không bị tính chậm nộp và không đảm bảo được quyền lợi của doanh nghiệp, … Nhưng Luật quy định rõ, đây là khoản bắt buộc, nếu không nộp và bị kiểm tra thì ngoài việc nộp lại các khoản còn thiếu phải nộp thêm khoản tiền phạt tương ứng từ 15-20% số phải nộp.

Trên đây là nội dung bài viết  được Công ty Tim Sen – đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán thuế tại TP.HCM gửi tới bạn đọc.

Trong bất kỳ lúc nào, nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc nào liên quan thành lập công ty trọn gói, dịch vụ kế toán thuế tại TP.HCM, dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng, dịch vụ báo cáo thuế cuối năm tại TPHCM và các vấn đề khác có liên quan bạn có thể liên hệ tới TIM SEN thông qua tổng đài 028.71 069 069 – 0903 016 246 (24/7) để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY TNHH TIM SEN

🏢 Địa chỉ: Tòa nhà Hoàng Anh Safomec, Số 7/1 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Tp.HCM, Việt Nam.

☎️ Điện thoại: (028) 71 069 069 – Hotline : 0903 016 246

📧 Email: info@timsen.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí (24/7) 0903 016 246

0903.016.246